Bí quyết sống thọ của bác sĩ người Nhật bản
Nội dung bài viết
Bí quyết sống thọ của người dân xứ phù Tang giúp cho họ có chỉ số sức khỏe luôn ở mức cao. Bác sĩ Shigeaki Hinohara sống thọ 105 tuổi và rất hạnh phúc khi không nghỉ hưu sớm, chịu khó đi cầu thang bộ,…
Nhật Bản được mệnh danh là đất nước có nhiều người sở hữu tuổi thọ cao nhất thế giới. Vậy bí quyết của họ để sống thọ là gì? Bác sĩ Shigeaki Hinohara qua đời năm 2017, thọ 105 tuổi. Một huyền thoại y học Nhật Bản đã đúc kết trong cuốn sách Bí quyết trường thọ của người Nhật.
Bác sĩ Shigeaki Hinohara còn được biết tới với cuốn sách “Sống lâu, sống tốt”. Trong đó ông tiết lộ những bí quyết sống khỏe, sống lâu của riêng mình để có một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ.
6 bí quyết sống thọ của bác sĩ Shigeaki Hinohara
Không nghỉ hưu sớm
Tuổi nghỉ hưu trung bình của thế giới là 65 tuổi. Nhưng bác sĩ Shigeaki Hinohara cho rằng không cần thiết phải nghỉ hưu. Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Japan Time năm 2009, bác sĩ chia sẻ: “Nhưng nếu phải nghỉ, thì nên muộn hơn rất nhiều so với 65 tuổi”. Bác sĩ Shigeaki Hinohara giải thích rằng độ tuổi nghỉ hưu hiện tại là 65 tuổi và được quy định cách đây nửa thế kỷ. Khi tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản là 68 và chỉ có 125 người sống trên 100 tuổi. Ngày nay, mọi người sống lâu hơn rất nhiều cho nên chúng ta cũng nghỉ hưu muộn hơn.
Chính ông đã minh chứng lời nói của mình. Trong khoảng thời gian vài tháng trước khi qua đời. Bác sĩ Shigeaki Hinohara vẫn tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân và làm việc tới 18 giờ mỗi ngày.
Ði cầu thang bộ và kiểm soát cân nặng
Bác sĩ Shigeaki Hinohara nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập thể dục thường xuyên. Ông từng nói “Tôi đi thang bộ hai tầng một lúc để vận động các cơ”. Ông thường tự mang đồ đạc cá nhân và giảng 150 bài mỗi năm. Ông đứng giảng từ 60 đến 90 phút “để giữ sức khỏe”. Ông cũng chỉ ra rằng những người sống thọ luôn có một điểm chung là không bị thừa cân. Bởi béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Chế độ ăn uống của bác sĩ Shigeaki Hinohara rất đặc biệt. Vào bữa sáng, ông uống cà phê, một ly sữa và một ít nước cam với một muỗng canh dầu ô liu. Bữa trưa ông uống sữa và một ít bánh quy, hoặc không ăn gì nếu quá bận. Bữa tối là rau, một chút cá và cơm, với 100g thịt nạc 2 lần mỗi tuần. Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu oliu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.
Hãy để bản thân luôn bận rộn
Không có một lịch trình bận rộn thì sẽ khiến cho người ta già đi và chết sớm hơn. Điều quan trọng là tự bản thân cảm thấy phải thấy hứng khởi, nhiệt huyết.
Bác sĩ Shigeaki Hinohara nói trong một cuộc phỏng vấn:. “Cho đến năm người ta 60 tuổi, họ có thể làm việc cho gia đình, đạt được các mục tiêu sống. Nhưng những năm tháng sau này, chúng ta nên cố gắng đóng góp cho xã hội. Từ năm 65 tuổi, tôi đã làm tình nguyện viên. Tôi dành 18 giờ, bảy ngày mỗi tuần cho công việc đó. Và yêu thích từng phút giây tham gia vào công việc đó”.
Không nên sống theo quy tắc khắt khe
Trong khi kêu gọi việc tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách để có cuộc sống dài lâu. Bí quyết sống thọ mà bác sĩ Shigeaki Hinohara khuyên là không nên quá khắt khe với sối sống của mình. Ông nói: “Hãy nhớ về lúc nhỏ, khi vui chơi, chúng ta quên ăn hay ngủ. Tôi nghĩ chúng ta có thể duy trì thái độ đó khi trưởng thành – tốt nhất là đừng làm cơ thể mệt mỏi vì quá nhiều quy tắc”.
Bác sĩ không thể chữa khỏi tất cả mọi thứ
Dù là bác sĩ, nhưng ông khuyên không nên luôn nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Khoa học không phải lúc nào cũng giúp ích cho con người, bởi khoa học là chung cho tất cả. Trong khi bệnh tật của mỗi người lại khác nhau. Theo bác sĩ Hinohara, “Để biết bệnh tật và giúp đỡ mọi người, chúng ta cần nghệ thuật phóng khoáng và nghệ thuật thị giác, không chỉ là nghệ thuật y tế”.
Bác sĩ Shigeaki Hinohara nói rằng: “Đau đớn vì bệnh tật là một điều không thể ngay lập tức biết được căn nguyên, và vui vẻ là cách tốt nhất để quên đi”.
Tìm niềm vui và sự bình yên trong nghệ thuật
Trong năm cuối đời, bác sĩ Shigeaki Hinohara gặp khó khăn trong việc ăn uống. Nhưng ông từ chối ống thông dạ dày. Sau khi xin xuất viện về nhà, ông đã qua đời vài tháng sau đó. Thay vì chiến đấu với bệnh tật, ông tìm thấy sự bình yên nhờ âm nhạc, nghệ thuật. Ðó là những câu thơ nói lên sự mãn nguyện của ông đối với cuộc đời, thể hiện trong tác phẩm “Abt Vogler” của Ðại thi hào Robert Browning.
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.