fbpx
0

Nọc độc ong bắp cày được phát hiện có tác dụng cứu người

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Nọc độc ong bắp cày được các chuyên gia tại Đại học Pennsylvania, Mỹ tái tạo và phát triển thành một loại protein mới có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra.

Sự nguy hiểm của nọc độc ong bắp cày

Ong bắp cày có tên khoa học là Vespa mandarinia. Là một loài côn trùng sống chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới Đông Á. Ong bắp cày được mệnh danh là loài ong sát thủ. Loài ong có chất độc cực mạnh trong nọc độc của mình.
Loài ong lớn nhất và nguy hiểm nhất có chiều dài lên tới 5cm. Khi con người bị tấn công bởi ong bắp cày, hệ thần kinh sẽ bị tấn công. Tính mạng sẽ bị đe dọa nếu không điều trị kịp thời.
noc-doc-ong-bap-cay-duoc-phat-hien-co-tac-dung-cuu-nguoi
Ong bắp cày có tên khoa học là Vespa mandarinia.
Khác với nhiều loài ong khác, ong bắp cày không để ý đến phấn hoa. Tại Nhật Bản, ong bắp cày được gọi là osuzumebachi, tức là “ong chim sẻ”. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài côn trùng khác, đặc biệt là bọ ngựa.
Với vết chích dài khoảng 6mm từ loài ong bắp cày này đã giết chết 41 người ở Trung Quốc vào năm 2013 và khiến nhiều người bị thương. Không chỉ là mối nguy hiểm đối với con người, loài ong bắp cày còn đe dọa cân bằng hệ sinh thái. Chúng có thể phá hoại nhiều tổ ong để lấy mật ong và ăn nhộng ong.
noc-doc-ong-bap-cay-duoc-phat-hien-co-tac-dung-cuu-nguoi
Ong bắp cày có thể tấn công chính đồng loại của mình nên được gọi là ong diệt chủng.
>>>Xem thêm: Bệnh giang mai bẩm sinh và cách phòng tránh lây nhiễm

Protein trong nọc độc ong bắp cày có thể cứu người

Các chuyên gia nghiên cứu của Đại học Pennsylvania của Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu tái tạo phân tử khử khuẩn mới từ các protein có trong nọc độc ong bắp cày. Kết quả nghiên cứu này sẽ trở thành tiền đề để phát triển thuốc diệt khuẩn mới. Trong đó có điều trị nhiễm trùng huyết hay bệnh lao.

Nhóm các chuyên gia đã thay đổi một loại protein có độc tính cực mạnh của ong bắp cày ở châu Á để phục vụ nghiên cứu của mình. Protein tái tạo từ nọc độc ong cho kết quả bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây chết người một cách đáng kể..

Ong bắp cày có tên khoa học là Vespa mandarinia.
Ong bắp cày trong tư thế sẵn sàng tấn công con mồi.

Thành phần chính trong nọc độc của ong bắp cày là peptide mastoparan-L. Chỉ cần một lượng nhỏ nọc độc của ong bắp cày có thể phá hủy các tế bào hồng cầu, gây viêm và dị ứng năng. Nguy hiểm hơn, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ, khó thở và hạ huyết áp.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania đã thực hiện thí nghiệm trên chuột. Chuột bị lây nhiễm chủng vi khuẩn E. coli hoặc Staphylococcus aureus. Đây là 2 loại khuẩn có thể gây chết người. Chuột thí nghiệm được điều trị bằng peptide kháng khuẩn tái tạo từ một loại protein có trong nọc độc ong. Kết quả cho ra tích cực hơn số còn lại. Peptide giúp làm giảm các phản ứng miễn dịch khi bị vi khuẩn tấn công.

Phát hiện mới này sẽ hứa hẹn mang tới nhiều cách chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn có nguy cơ tử vong cao ở người.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)