fbpx
0
bi-an-benh-do-mo-hoi-mau-va-truong-hop-mac-benh-dau-tien-tai-viet-nam

Bí ẩn bệnh đổ mồ hôi máu và trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại Việt Nam

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Bệnh đổ mồ hôi máu là gì?

Đổ mồ hôi máu (Hematohidrosis hoặc Hematidrosis/Hemidrosis) là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp trên thế giới. Biểu hiện lâm sàng của hiện tượng này là mô hôi tiết ra có lẫn máu. Tuỳ lượng máu nhiều hay ít mà màu sắc mồ hôi có thể thay đổi: đỏ tươi, hồng hoặc hồng nhạt. Trong lịch sử y văn đã mô tả một số trường hợp bị mồ hôi máu rất đặc biệt. Đó là một số tử tù, thuỷ thủ gặp bão tố trên biển, sợ chết vì mắc trọng bệnh, căng thẳng trong gia đình… Đa số các trường hợp này đều liên quan đến rối loạn tinh thần tột độ như: lo âu, sợ hãi, quá căng thẳng, sợ chết,  bị stress triền miên…

bi-an-benh-do-mo-hoi-mau-va-truong-hop-mac-benh-dau-tien-tai-viet-nam
Chảy máu ở tai và mắt cũng liên quan đến bệnh mồ hôi máu.

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đổ mồ hôi máu

Những dấu hiệu và triệu chứng đổ mồ hôi máu là gì?

Những người bị tụ máu có thể đổ mồ hôi máu từ da. Tình trạng này thường xảy ra trên mặt, nhưng cũng có thể ở lớp niêm mạc bên trong cơ thể, như trong mũi, miệng hoặc dạ dày. Phần da xung quanh khu vực có thể bị sưng tạm thời. Chảy máu ở tai và mắt cũng liên quan đến bệnh mồ hôi máu.
Nếu bạn đổ mồ hôi một màu khác như vàng, xanh dương, xanh lá cây hoặc đen, bạn có thể mắc bệnh khác liên quan đến nhiễm sắc thể.
Chảy máu thường tự dừng lại và không nghiêm trọng, mặc dù bạn có thể bị mất nước và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

d
Đổ mồ hôi máu là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp trên thế giới.

Nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi máu

Chảy máu xảy ra khi mạch máu nhỏ vỡ. Một số mạch máu, bao gồm những mạch máu gần tuyến mồ hôi và trong màng nhầy, gần bề mặt da hơn. Do đó, chúng có nhiều khả năng vỡ. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mồ hôi máu thường xảy ra ở khu vực gần mũi, trán và các bộ phận khác của cơ thể nằm gần tuyến mồ hôi hoặc màng nhầy.
Căng thẳng về thể chất và tâm lý cũng có thể gây đổ mồ hôi máu, mặc dù vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh luận điểm này. Tỷ lệ căng thẳng, rối loạn lo âu và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng tỷ lệ người mắc mồ hôi máu thì không. Điều này cho thấy các tính trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra bệnh này.
Những người có tiền sử đổ mồ hôi thường có khiếm khuyết ở lớp hạ bì, làm cho máu tích tụ ở khu vực khiếm khuyết, gây đổ mồ hôi máu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đổ mồ hôi máu đều do căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Thông thường, các bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân cơ bản gây đổ mồ hôi máu. Một số nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng các vấn đề về hệ thần kinh có thể đóng một vai trò trong quá trình tạo máu.

bi-an-benh-do-mo-hoi-mau-va-truong-hop-mac-benh-dau-tien-tai-viet-nam
Những người bị tụ máu có thể đổ mồ hôi máu từ da. Ảnh minh hoạ.

Ai có thể mắc bệnh đổ mồ hôi máu?

Bệnh đổ mồ hôi máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác, chẳng hạn như huyết áp cao hay rối loạn đông máu. Nó cũng có thể xảy ra ở phụ nữ trong khi họ đang đến kỳ kinh nguyệt.
Thỉnh thoảng, hội chứng này xảy ra dường như do sợ hãi hay đau đớn quá mức, chẳng hạn như đang đối mặt với cái chết, bị tra tấn, hay đang bị lạm dụng nặng.
Hiện trên thế giới trong giai đoạn 1996-2016, có tổng cộng 25 trường hợp bị hội chứng mồ hôi máu được ghi nhận trên thế giới, trong đó 21 là nữ và độ tuổi trung bình là 13.
Hầu hết bệnh nhân ở châu Á, đa phần ở Ấn Độ. Số lượng bệnh nhân mắc hội chứng này đang tăng trong những năm gần đây.

bi-an-benh-do-mo-hoi-mau-va-truong-hop-mac-benh-dau-tien-tai-viet-nam
Áo bệnh nhân mặc nhuốm màu đỏ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Trường hợp mắc bệnh đổ mồ hôi máu đầu tiên tại Việt Nam

Thanh niên 24 tuổi, đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám bởi chiếc áo trắng đang mặc, đôi dép đang mang bỗng dưng nhuốm màu đỏ.
Anh không cảm thấy đau đớn hay có bất kỳ cảm giác nào khác.
Trường hợp hiếm gặp này được giáo sư, tiến sĩ Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, phát hiện năm 2017, chia sẻ ngày 1/12. Bệnh nhân sau đó đã được điều trị khỏi, trở thành ca điển hình được ghi vào y văn thế giới.
Khi tiếp nhận bệnh nhân, cùng với việc khai thác tiền sử và khám lâm sàng, giáo sư Khang nghĩ đến anh mắc hiện tượng “mồ hôi máu”. Đây là hiện tượng vô cùng hiếm gặp, thế giới đến nay chỉ ghi nhận khoảng gần 200 ca báo cáo trên y văn. Việt Nam trước bệnh nhân này chưa ghi nhận ca “mồ hôi máu” nào.

bi-an-benh-do-mo-hoi-mau-va-truong-hop-mac-benh-dau-tien-tai-viet-nam
Đôi dép bệnh nhân đi. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bệnh nhân cho biết không mắc bệnh mạn tính nào, chỉ khi lao động nặng, đi bộ nhiều, mồ hôi tiết ra có màu đỏ nhạt. Quần áo trắng hoặc tất, dép trắng cũng nhuộm màu hồng nhạt. Trước đó anh hay bị mất ngủ, lo âu và căng thẳng, stress…
Giáo sư tiến hành hai xét nghiệm, đầu tiên là xét nghiệm xác định máu trong mồ hôi. Giáo sư nhận thấy trong mồ hôi bệnh nhân có hồng cầu. Xét nghiệm thứ hai là sinh thiết vùng da có tuyến mồ hôi. Kết quả, phát hiệu mao mạch giãn ra, các hồng cầu đi vào ống tuyến mồ hôi. Giáo sư Khang khẳng định bệnh nhân mắc hiện tượng “mồ hôi máu”.
Nam thanh niên trên được điều trị bằng thuốc an thần, bác sĩ tư vấn về sức khỏe tinh thần. Một tháng sau, xét nghiệm lượng hồng cầu trong mồ hôi bắt đầu giảm. Tháng thứ ba hết hẳn, tuy nhiên năm đầu tiên hiện tượng này tái lại ba lần. Đến năm thứ hai, tái khám ba tháng một lần, giáo sư Khang nhận thấy bệnh nhân mất hoàn toàn hiện tượng này. Năm 2020, kiểm tra lại, anh không còn dấu hiệu bệnh. Giáo sư khẳng định bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.

>>>Xem thêm: Bệnh nhân bị điện giật thoát chết sau ba ngày ngủ đông

bi-an-benh-do-mo-hoi-mau-va-truong-hop-mac-benh-dau-tien-tai-viet-nam
Mồ hôi bệnh nhân có màu đỏ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Theo giáo sư Khang, tới nay không có một phương pháp đặc hiệu nào để điều trị khỏi hiện tượng này. Điều quan trọng nhất là phát hiện và xử lý các bệnh kèm theo, đồng thời giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.
Giáo sư khuyến cáo bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích như rượu chè thuốc lá, nên tránh những xích mích hoặc bất hòa ở trong gia đình và xã hội.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)