Ba loại nước có thể gây ung thư rất nhanh
Ba loại nước có thể gây ung thư rất nhanh, thậm chí còn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách đen, cảnh báo mọi người nên hạn chế sử dụng.
Ba loại nước có nguy cơ gây ung thư cao
Đồ uống quá nóng
Một số người thích uống nước nóng hoặc trà nóng. Nghiên cứu cho thấy uống 700 ml nước trà ở 60 độ C hoặc nóng hơn liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ ung thư thực quản so với người uống đồ uống ở nhiệt độ thấp hơn. Nước nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản mỏng manh và dễ vỡ của chúng ta. Sau khi bị kích thích nhiều lần, các tế bào của niêm mạc sẽ tăng sinh và dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng, khiến chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước nóng trên 65°C có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản. Năm 2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế – cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã phân loại uống đồ uống rất nóng trên 65 độ C là một chất gây ung thư.
Nghiên cứu của WHO đã xem xét một loại trà truyền thống rất nóng, đặc biệt là ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi, đã cho biết nhiệt độ quan trọng hơn loại đồ uống.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh) đứng sau nghiên cứu mới này, đã kết luận: Những kết quả này đã tăng cường đáng kể các bằng chứng cho thấy việc uống đồ uống nóng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Thức ăn quá nóng cũng sẽ làm hỏng các tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày, vì vậy kiến nghị mọi người nên chú ý, cần phải làm nguội bớt thực phẩm mới đưa lên miệng.
Rượu
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rượu và chất chuyển hóa acetaldehyd có thể khiến các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh bị đột biến vĩnh viễn và không thể khắc phục, làm tăng nguy cơ ung thư trong cơ thể. Do đó, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế liệt kê acetaldehyd, có liên quan đến việc uống rượu, là 120 chất gây ung thư hàng đầu.
WHO quy định một đơn vị cồn bằng 10g cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 chai bia 330ml (5%), một ly rượu vang 100 ml (13,5%), một cốc bia hơi 330 ml, hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%). Nếu uống quá chén thì sức thải qua gan của cơ thể sẽ hạn chế rất nhiều, gan càng làm việc nhiều, nguy cơ ung thư gan, xơ gan càng tăng.
Uống rượu làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương ADN ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên, do đó dẫn đến ung thư thực quản, ung thư miệng, đồng thời còn gây ra ung thư dạ dày.
Uống rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen, một hormone quan trọng trong việc phát triển nhu mô tuyến vú. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú tăng cao.
Đồ uống có đường
Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu Pháp chỉ ra rằng đồ uống có lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nghiên cứu cho thấy rằng uống hơn 100 ml đồ uống có đường hàng ngày làm tăng nguy cơ ung thư tổng thể lên 18% và nguy cơ ung thư vú lên 22%.
Những người thường xuyên uống đồ uống có nhiều đường sẽ có nhiều chất gây viêm trong máu, bao gồm một chất đánh dấu gọi là protein phản ứng C. Đường kích thích sản xuất axit béo tự do trong gan. Khi cơ thể tiêu hóa các axit béo tự do này, các hợp chất tạo ra có thể kích hoạt các quá trình viêm.
Đồ uống có nhiều đường ảnh hưởng lâu dài đối với cơ thể, bao gồm làm tăng nguy cơ viêm mãn tính, béo phì, tiểu đường và sâu răng. Sucrose và fructose có thể dẫn đến sự hình thành mảng bám trên răng khiển vi khuẩn trong miệng phát triển và ăn mòn men răng.
>>>Xem thêm: Hành trình chiến đấu với ung thư của Hoa khôi Đại học Ngoại Thương
Đồ uống có đường chứa rất nhiều calo nhưng không cho cảm giác no. Sự gia tăng đột ngột về lượng calo này có thể dẫn đến tăng cân. Thay vào đó, nguồn năng lượng từ thực phẩm làm cho ta cảm thấy no hơn và hạn chế việc ăn quá nhiều.
Các nhà khoa học cho biết mức tiêu thụ trung bình hằng ngày của đồ uống có đường ở nam nhiều hơn ở nữ (tương ứng 90,3 ml – 74,6 ml). Trong thời gian theo dõi 2.193 trường hợp ung thư đầu tiên được chẩn đoán và xác nhận (693 bệnh ung thư vú, 291 bệnh ung thư tuyến tiền liệt và 166 bệnh ung thư đại trực tràng). Tuổi trung bình khi chẩn đoán ung thư là 59 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ tiêu thụ nhiều thêm 100 ml thức uống có đường mỗi ngày thì sẽ tăng 18% nguy cơ ung thư và 22% ung thư vú. Điều đặc biệt, cả nhóm đồ uống có đường nhân tạo và tự nhiên đều có nguy cơ tương tự nhau.
Lời khuyên là uống ít hơn một cốc nước ngọt mỗi ngày, thỉnh thoảng uống đồ ngọt thì không sao nhưng uống đều đặn ít nhất một cốc mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc một chứng bệnh, có thể là ung thư hoặc bệnh tim mạch.
Bên cạnh cắt giảm lượng tiêu thụ, các nhà khoa học gợi ý mức thuế và quy định hạn chế quảng cáo nước ngọt cũng có thể góp phần giảm nguy cơ ung thư.
(TH)
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.