Bệnh giang mai bẩm sinh và cách phòng tránh lây nhiễm
Nội dung bài viết
Bệnh giang mai bẩm sinh là bệnh lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong trường hợp mẹ nhiễm khuẩn bệnh giang mai. Bệnh giang mai lây qua đường tình dục khi không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ. Do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.
Trường hợp bé sơ sinh vừa chào đời đã mắc bệnh giang mai bẩm sinh
Mới đây, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận và điều trị cho một em bé sơ sinh mắc bệnh giang do lây truyền từ mẹ.
Bé sơ sinh mắc bệnh giang mai bị suy dinh dưỡng bào thai, tay chân bị viêm nhiễm với thể trạng non yếu từ lúc sinh ra. Sau khi chuyển tới bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các bác sĩ đã xác định bé bị bệnh giang mai bẩm sinh. Hiện đang điều trị theo pháp đồ bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh.
Bệnh giang mai bẩm sinh là bệnh gì?
Bệnh giang mai là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ. Khi người mẹ mắc giang mai thì có thể lây nhiễm qua thai nhi qua đường nhau thai. Gây ra nhiễm trùng bào thai, nguy cơ sảy thai và sinh non cao. Thậm chí có thể gây chết lưu thai.
Trong khi mang thai, xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai sẽ nhiễm từ mẹ sang thai nhi. Khi trẻ chào đời, trẻ sẽ mắc bệnh giang mai với thể trạng suy yếu.
Nhiều trường hợp thai nhi có thể bị sảy thai, chết lưu thai vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6 cuả thai kỳ. Hoặc thai nhi nhiễm bệnh giang mai từ mẹ ở mức độ nhẹ hơn thì có thể sinh non, rất khó sống sót.
Sự nguy hiểm của bệnh giang mai bẩm sinh
Sự nguy hiểm khi trẻ sơ sinh mắc phải bệnh giang mai sẽ gây ra nhiều hậu quả. Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh một thời gian ngắn. Căn bệnh có thể khiến trẻ sơ sinh thể trạng yếu. Sức đề kháng và hệ miễn dịch không đủ dẫn đến bé luôn ốm yếu. Bản thân rất khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bệnh giang mai còn khiến da các trẻ sơ sinh bị phồng rộp. Trường hợp khi trẻ lớn lên sẽ gặp nhiều biến chứng và bệnh càng nặng. Khả năng sinh sản của bé sau này cũng không còn. Các dị tật bẩm sinh cũng có thể xuất hiện như bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan. Hay các bệnh liên quan đến não bộ như suy giảm và thiểu năng trí tuệ.
>>>Xem thêm: Bệnh lạ hiếm gặp ở bé sinh non mọc vảy sừng toàn thân
Cách phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
Để phòng tránh trẻ sơ sinh không mắc bệnh giang mai cần thực hiện những lưu ý sau:
Trước khi mang thai và sinh con, cần phải đến các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm. Và thăm khám tổng quát các loại bệnh truyền nhiễm như giang mai, HIV…
Tiến hành khám tiền sản, khám sàng lọc để tránh trường hợp trẻ sẽ bị mắc bệnh. Trong việc quan hệ tình dục, cần sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn và lành mạnh.
Các mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ trong 18 tuần đầu tiên của thai kỳ. Bởi vì đây là giai đoạn có thể phát hiện ra bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi các thai nhi càng lớn, nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con càng cao. Đồng thời sẽ gây ra nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.
Trong thai kỳ, cần thực hiện xét nghiệm máu ít nhất 3 lần vào các kỳ: 4 tuần, tháng thứ 6 và tháng thứ 9 của thai kỳ.
Nếu phát hiện bệnh sớm, mẹ và thai nhi cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và cơ sở y tế. Giúp quá trình điều trị có tiến triển tốt và hạn chế được các hậu quả không mong muốn.
Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh giang mai thì cần phải được điều trị ngay lập tức. Bởi nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào sức khỏe, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc khái sinh ở bệnh viện. Hoặc nếu trẻ đang điều trị bệnh giang mai thì cần phải có chế độ chăm sóc và điều trị đặc biệt để đảm bảo bệnh được điều trị tốt, tránh được các biến chứng của bệnh gây ra.
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.