Giải đáp từ chuyên gia về chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường
Nội dung bài viết
CHỦ ĐỀ: CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu, giảm cân và có sức khoẻ tốt hơn. Dưới đây là giải đáp từ chuyên gia về chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường. Mời bạn đọc tham khảo:
1. Chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường
Các loại thực phẩm ngọt
Các vị ngọt nhân tạo người bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép.
Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt… Thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa.
Tinh bột
Dù đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn. Nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn luôn được khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa.
Người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khá ngặt nghèo. Kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún cũng cần phải hạn chế.
Những loại thức ăn ăn liền như phở, cháo ăn liền cần phải kiêng kỵ tuyệt đối. Vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.
Đồ ăn có nhiều chất béo, cholesterol
Chất béo cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cao nhất. Ăn các đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân. Khó kiểm soát được đường huyết.
Vì thế, người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn các chất béo bão hòa và cholesterol. Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem,…
Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo trans như dầu ăn đã chiên đi chiên lại. Thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt. Những loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên,…
Trái cây khô
Tuy có chứa chất xơ và thành phần dinh dưỡng cao nhưng các loại trái cây khô lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều. Cần tránh sử dụng.
>>XEM THÊM: Thanh Đường Gamosa – Viên Uống Hỗ Trợ Ổn Định Đường Huyết
Sữa
Sữa chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng isulin, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo.
Các loại đồ uống có cồn, bia rượu, hoặc thực phẩm có chất kích thích.
Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa. Bởi các thức uống này khi kết hợp cùng những loại thức ăn có đường khác. Khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
2. Chế độ ăn đúng cách cho người bệnh tiểu đường
Thể trạng | Lao động nhẹ | Lao động vừa | Lao động nặng |
Gầy | 35kcal/kg | 40kcal/kg | 45kcal/kg |
Trung bình | 30kcal/kg | 35kcal/kg | 40kcal/kg |
Mập | 25kcal/kg | 30kcal/kg | 35kcal/kg |
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần. Protid chiếm 15%, lipit 35%.
Một số áp dụng trên thực tế:
– Thực phẩm cung cấp gluxit: Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g. Một trái cam vừa, một trái chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit.
– Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit.
– Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit..
3. Nguyên tắc chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh tiểu đường
Nguyên tắc chế độ ăn uống
Để đạt được các mục tiêu về chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường trên, trong ăn uống người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cung cấp đủ nước 40ml/kg cân nặng/ngày.
- Nên ăn điều độ, đúng giờ, không để đói quá, không để no quá sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn.
- Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…
- Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau. Không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau.
Nguyên tắc sinh hoạt cho người bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Thể dục có những ảnh hưởng tích cực nhất định đối với quá trình chuyển hóa glucose trong máu. Cũng như khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, việc luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta giảm chứng béo phì. Ngăn chặn các bệnh về tim mạch, chứng tăng mỡ trong máu và cao huyết áp.
Các bài tập nên tránh:
- Mang vác các vật nặng, quá sức.
- Chạy bộ hay đi bộ quá lâu.
Các bài tập nên luyện tập thường xuyên:
- Bơi lội.
- Đạp xe.
- Đi bộ vừa sức.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã biết được người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng nó sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường để kiểm soát được bệnh. Tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
>>XEM THÊM: Thảo dược Hạ Khang Đường – Sản phẩm hỗ trợ tiểu đường Bán Chạy Nhất tại Công ty<<
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.
Minh
Người bệnh tiểu đường có uống bia được không?
Mai Hường
Bệnh tiểu đường có ăn được dưa hấu không?
Nguyễn Thơm
Chỉ số đường huyết của dưa hấu là 72 nên có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết của bạn. Nó có thể được tiêu hóa nhanh nên có thể gây ra những dao động trong mức đường huyết.
Nếu bạn muốn ăn dưa hấu, hãy ăn nó cùng với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để duy trì độ ổn định đường huyết.
Nguyễn Thị Lụa
Bệnh tiểu đường có nên uống sữa có đường không ạ? tôi bị tiểu đường nhưng lại không thích sữa không đường
Nguyễn Thơm
Bạn có thể có mình số điện thoai để chuyên viên bên mình tư vấn cụ thể được không ạ?
Nguyễn Hân
Bệnh tiểu đường nên ăn mấy bát cơm trong 1 bữa vậy ạ?
Nguyễn Thơm
Bệnh tiểu đường chỉ nên ăn từ 1-2 bát cơm trong 1 bữa thôi bạn nhé, để tránh đường huyết tăng cao sau bữa ăn
Ngân
Cảm ơn sieuthisongkhoe.com chia sẻ kiến thức rất bổ ích cho người bệnh tiểu đường
Nguyễn Thơm
Cảm ơn ngân đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi
Hạ Vy
Người bệnh tiểu đường nên uống sữa gì thì tốt?