fbpx
0

Công dụng của phèn chua đối với sức khỏe và tác hại của nó

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Phèn chua là sản phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy vậy, công dụng của phèn chua và những tác hại của phèn chua mang lại cho sức khỏe con người thì ít ai biết được.

Phèn chua hay phèn nhôm là một loại muối không có tính độc. Phèn chua có vị chát chua và tan ít trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng. Và có thể tinh chế phèn chua bằng cách kết tinh trong nước.

Công dụng của phèn chua

Công dụng của phèn chua đối với sức khỏe

Phèn chua được sử dụng để sát trùng ngoài da. Nhiều trường hợp có thể dùng để giải độc. Cho nên, phèn chua có thể sử dụng để ngừa các mùi cơ thể phát ra một cách tự nhiên nhất. Trong y tế, phèn chua thường dùng để sát trùng, làm giảm chảy máu ở các vết thương, vết loét trên cơ thể.

Ngoài ra, phèn chua còn được sử dụng trong việc điều chế vắc xin. Phèn chua như một chất bổ trợ để giúp tăng cường phản ứng của cơ thể với các chất miễn dịch.

Trong dân gian, phèn chua có thể được sử dụng để điều trị các bệnh như: hắc lào, hôi nách, hôi chân, chốc đầu, bệnh nước ăn chân, viêm nhiễm âm đạo, khí hư…

cong-dung-cua-phen-chua-doi-voi-suc-khoe-va-tac-hai-cua-no
Phèn chua có thể sử dụng để khử các mùi phát ra từ cơ thể rất hiệu quả.

Công dụng của phèn chua trong việc nấu ăn

Phèn chua có thể làm cho các tạp chất trong nước lắng xuống đáy của vật chứa. Cho nên, phèn chua cũng có thể được ví như một chiếc máy lọc nước.

Trong một số bột làm bánh, phèn chua có thể được sử dụng làm thành phần axit của bột. Bạn cũng có thể tìm thấy phèn chua trong một số loại gia vị. Như các công thức muối chua hay làm chất bảo quản để giúp cho trái cây, rau quả được tươi ngon.

Phèn chua giúp khử mùi hôi của nhiều loại thực phẩm, có thể bảo quản trứng gà, vịt lâu hơn.

cong-dung-cua-phen-chua-doi-voi-suc-khoe-va-tac-hai-cua-no
Sử dụng phèn chua trong nấu ăn nhiều là không tốt.

Công dụng khi sử dụng phèn chua trong việc làm đẹp

Phèn chua có thể làm giảm tình trạng nứt gót chân khi mùa hanh khô tới. Những bạn gặp phải điều này, bạn chỉ cần đun nóng phèn chua đến khi hóa lỏng. Để nguội sẽ thu được bột vụn và tán nhỏ trộn với dầu dừa rồi thoa lên gót chân. Mỗi ngày thoa một lần để làm giảm tình trạng nứt gót chân.

Trong việc làm đẹp da, phèn chua có thể giúp giảm nếp nhăn trên da, điều trị mụn trứng cá, mụn đầu đen hay giúp se khít lỗ chân lông. Phèn chua có tác dụng se, cho nên trong chăm sóc da, phèn chua có thể duy trì làn da căng bóng và đàn hồi. Làm giảm nguy cơ hình thành các nếp nhăn. Phèn chua cũng có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như nha đam, khoai tây hay nghệ để nuôi dưỡng làn da.

Trong điều trị mụn nhọt, đặc biệt là mụn trứng cá và mụn đầu đen, phèn chua giúp ức chế vi khuẩn, làm khô mụn và giảm sưng do viêm nhiễm. Và cũng nhờ đặc tính se, phèn chua còn giúp se khít các lỗ chân lông mà không gây kích ứng cho da.

cong-dung-cua-phen-chua-doi-voi-suc-khoe-va-tac-hai-cua-no
Không nên quá lạm dụng phèn chua để chế biến thức ăn.

Tác hại của phèn chua đối với sức khỏe

Công dụng là vậy, tuy nhiên, phèn chua cũng có những tác hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi trong phèn chua chứa nhiều chất mà cơ thể không cần. Đó chính là nhôm.

Việc quá lạm dụng phèn chua để chế biến thức ăn có thể dẫn tới nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi nhôm từ phèn chua được hấp thụ, một phần nhôm sẽ được tích lũy ở xương. Một phần sẽ được bài tiết ra ngoài. Nếu trong cơ thể có quá nhiều nhôm, nó sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm là rất cao. Trong đó tiêu biểu nhất là bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)