fbpx
0
giac-ngu-sau-co-the-loai-bo-doc-to-tu-nao

Giấc ngủ sâu có thể loại bỏ độc tố từ não

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Các giai đoạn của giấc ngủ sâu có thể giúp não tự loại bỏ các chất độc hại tiềm tàng.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong giấc ngủ sâu, hoạt động “sóng chậm” của các tế bào thần kinh dường như nhường chỗ cho dịch não tủy di chuyển nhịp nhàng vào và ra khỏi não – đây là một quá trình được cho là loại bỏ các chất thải chuyển hóa.

Nhà nghiên cứu Laura Lewis, một trợ lý giáo sư kỹ thuật y sinh tại Đại học Boston cho biết, những chất thải này bao gồm beta-amyloid, một loại protein đóng cục bất thường trong não của những người mắc chứng mất trí nhớ.

Ngoài ra Lewis còn nhấn mạnh rằng: Những phát hiện này, đã được báo cáo trong tạp chí Khoa học ngày 1 tháng 11, nhưng lại không chứng minh được giấc ngủ sâu có thể giúp tránh khỏi chứng mất trí nhớ hoặc các bệnh khác.

Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này là muốn giúp cho mọi người hiểu thêm “tại sao chất lượng giấc ngủ kém lại liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác nhau, từ chứng mất trí nhớ đến bệnh tim đến trầm cảm”, cô nói.

giac-ngu-sau-co-the-loai-bo-doc-to-tu-nao
Các giai đoạn của giấc ngủ sâu có thể giúp não tự loại bỏ các chất độc hại tiềm tàng.

Các nhà nghiên cứu đã biết rằng dịch não tủy, hay CSF (Cerebral spinal fluid), giúp loại bỏ các sản phẩm phụ từ việc trao đổi chất từ ​​não, để chúng không tích tụ lại. Ngoài ra họ cũng đã biết rằng quá trình này xuất hiện để tăng cường trong khi ngủ. Nhưng nhiều câu nhiều câu hỏi khác nhau về “như thế nào” và “tại sao” vẫn còn.

Vì vậy, các nhà điều tra đã vận động được 11 người trưởng thành (khỏe mạnh) tham gia vào một nghiên cứu về giấc ngủ bằng cách sử dụng các kỹ thuật không xâm lấn như MRI để theo dõi dòng chất lỏng trong não và điện não đồ nhằm đánh giá hoạt động điện trong các tế bào não.

Giấc ngủ được đánh dấu bằng các chu kỳ REM (Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) và NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh). Trong giấc ngủ REM, nhịp thở và nhịp tim tương đối cao hơn, do đó mọi người thường có những giấc mơ sống động. Còn đối với giấc ngủ NREM bao gồm các giai đoạn của giấc ngủ sâu hoặc sóng chậm. Trong những giai đoạn này, hoạt động của tế bào não, nhịp tim và lưu lượng máu bị chậm lại, và nghiên cứu đã phát hiện ra giấc ngủ sâu có thể giúp củng cố trí nhớ và cho phép não phục hồi sau quá trình nhồi nhét hàng ngày.

giac-ngu-sau-co-the-loai-bo-doc-to-tu-nao
REM (Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) và NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh).

>>>Xem thêm: Hội chứng sương mù não của người khỏi bệnh Covid-19

Có tất cả những điều cơ bản mà bộ não của bạn đang được chăm sóc trong khi ngủ sâu, Lewis nói.

Nhóm của cô phát hiện ra rằng công việc dọn dẹp có thể đóng một vai trò. Khi những người tham gia nghiên cứu đang ngủ say, mỗi xung trong hoạt động sóng chậm của não được theo sau bởi các dao động trong lưu lượng máu và thể tích, cho phép dịch não tủy chảy vào các khoang chứa đầy chất lỏng bên trong trung tâm của não.

Thông thường dịch não tủy di chuyển “những đợt sóng lớn” chỉ được nhìn thấy trong giấc ngủ sâu, Lewis giải thích.

Dựa trên những gì đã biết về công việc của dịch não tủy, các chuyên gia cho rằng thật hợp lý khi kết luận rằng các sóng chậm trong giấc ngủ thúc đẩy sự thải chất thải ra khỏi não.

Nghiên cứu “thích hợp” đã minh họa được tầm quan trọng của giấc ngủ sâu, theo Tiến sĩ Phyllis Zee, một chuyên gia về thuốc ngủ và ông không liên quan đến nghiên cứu này.

Ngoài ra, nghiên cứu này “đã giải thích cho mọi người hiểu làm thế nào và tại sao giấc ngủ lại quan trọng trong việc giữ cho các tế bào thần kinh khỏe mạnh cũng như tạo điều kiện cho việc loại bỏ các phân tử độc hại”, Zee, Giáo sư thần kinh học tại Đại học Y khoa Feinberg tại Chicago, cho biết.

Mọi người có thể nghĩ giấc ngủ là cách hàng đầu để chăm sóc bộ não của bạn, cô nói.

Giấc ngủ sâu có thể loại bỏ độc tố từ não
Giấc ngủ đóng vai trò trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi não.

Và một chuyên gia về thuốc ngủ khác đã đồng ý về ý kiến này. Đó là Tiến sĩ Raman Malhotra, Phó giáo sư thần kinh học tại Đại học Washington ở St. Louis, Malhotra cho biết: Ngày càng có nhiều bằng chứng, trong nghiên cứu này cũng như các nghiên cứu khác cho thấy, giấc ngủ đóng vai trò trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi não.

Bên cạnh đó, Malhotra cũng chia sẻ thêm: Một nghiên cứu khác cho thấy mất ngủ có thể thúc đẩy sự tích tụ những “protein không mong muốn” trong não. Malhotra cũng là một thành viên trong ban giám đốc của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ.

Một nghiên cứu gần đây của chính phủ, cho thấy chỉ cần một đêm thiếu ngủ, đã đủ kích hoạt sự gia tăng beta-amyloid trong não của một người trưởng thành khỏe mạnh.

Khi chúng ta tìm hiểu thêm về vai trò của giấc ngủ, nó có thể giúp mọi người hiểu được tại sao những người không ngủ đủ giấc hoặc bị rối loạn giấc ngủ đều có nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính nhất định, Malhotra nói.

Trong một nghiên cứu mới nhất liên quan đến những người trẻ tuổi không có vấn đề về sức khỏe. Lewis nói rằng: Điều quan trọng là cần tìm hiểu xem những người già khỏe mạnh, hay những người có tình trạng sức khỏe nhất định, cho thấy họ có bất kỳ sự khác biệt nào trong động lực học của dịch tủy não trong giấc ngủ sâu hay không.

Mặt khác, một câu hỏi lớn cho các nghiên cứu trong tương lai là “liệu những thay đổi trong những động lực học này có trước sự phát triển của bệnh hay không”, cô nói.

Theo thông tin từ Amy Norton – Phóng viên HealthDay

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)