Bị giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì và ăn gì để cải thiện sức khỏe?
Nội dung bài viết
Để duy trì sức khỏe tốt và kiểm soát tình trạng giãn tĩnh mạch, người bệnh cần quan tâm hơn đến chế độ ăn hàng ngày. Hãy cùng khám phá các loại thực phẩm người bị giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì và ăn gì để cải thiện sức khỏe nhé!
Sự quan trọng của chế độ ăn đối với người suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây ra khó chịu và mệt mỏi, mà còn có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không điều trị sớm. Trong quá trình chữa trị suy giãn tĩnh mạch, chế độ ăn hàng ngày đóng một vai trò quan trọng vì các lý do như:
Hỗ trợ tuần hoàn máu: Chế độ ăn cân đối và giàu dinh dưỡng giúp cải thiện sự tuần hoàn máu, đồng thời giảm nguy cơ tăng áp lực tĩnh mạch. Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và các dưỡng chất cần thiết vào chế độ ăn có thể giúp cải thiện sức khỏe tĩnh mạch.
Kiểm soát cân nặng: Việc duy trì cân nặng cân đối sẽ giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch. Một chế độ ăn đúng cách có thể giúp người bệnh vừa có thể kiểm soát cân nặng vừa ngăn ngừa tăng cân không cần thiết.
Giảm viêm nhiễm: Các thực phẩm giàu chất chống viêm và chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm trong tĩnh mạch, từ đó làm giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Cung cấp dưỡng chất quan trọng: Chế độ ăn cân đối đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường cấu trúc và chức năng tĩnh mạch.
Bị giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì?
Việc hạn chế hoặc tránh một số thực phẩm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tĩnh mạch. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người mắc bệnh giãn tĩnh mạch nên kiêng:
Các chất béo bão hòa
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, thịt gia cầm có da, thực phẩm chế biến sẵn và đồ chiên rán có thể gây tăng cân và tạo áp lực lên tĩnh mạch. Người bị giãn tĩnh mạch nên hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm này và chọn các nguồn protein tươi ngon khác như cá, hạt và đậu.
Đường tinh luyện
Thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường có thể gây tăng đường huyết và tăng cân, từ đó tăng áp lực lên tĩnh mạch. Vì vậy, cần tránh các loại nước ngọt có đường, bánh ngọt, kẹo cũng như các loại thực phẩm có lượng đường cao.
Natri
Thực phẩm chứa nhiều natri có thể gây tăng áp lực trong mạch máu và làm tăng khả năng gây phình tĩnh mạch. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp và thức ăn có nhiều muối, thay vào đó, nên sử dụng các loại gia vị thảo dược khi nấu nướng.
Caffeine và Theobromine
Caffeine có trong cà phê và theobromine trong socola có thể làm tăng áp lực trong mạch máu. Tránh dùng nhiều cà phê và sôcôla, đặc biệt là vào buổi tối.
Rượu bia, đồ uống có cồn
Rượu hay các đồ uống có cồn có thể gây mất nước và tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể, khiến hệ thống tuần hoàn hoạt động chậm hơn và gây ra tình trạng mệt mỏi.
Vì thế, cơ thể sẽ phải làm việc vất vả hơn để đảm bảo máu lưu thông đến toàn bộ cơ thể vô tình tạo thêm áp lực cho hệ thống tĩnh mạch, và đồng thời tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông nếu không được kiểm soát kịp thời.
Điều này cũng có thể làm tăng các triệu chứng và làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.
Tinh bột tinh chế
Tinh bột tinh chế nhưng bánh mì trắng là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng máu lưu thông chậm, khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên năng hơn và góp phần hình thành các bệnh mãn tính khác.
Vì vậy, thay vì tiêu thụ carbohydrate tinh chế, những người bị tình trạng tĩnh mạch nên chọn những nguồn thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp và giàu chất xơ hơn như gạo lứt, yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt,… Các thực phẩm này sẽ kích thích sự hoạt động của nhu động ruột, giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch từ phần eo trở xuống.
Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?
Một số nguyên tắc chung cho người mắc suy giãn tĩnh mạch là kiêng ăn các loại thực phẩm trên đồng thời bổ sung chất xơ, trái cây, rau củ và uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Các loại thực phẩm được khuyến khích tiêu thụ để cải thiện tĩnh mạch gồm:
Chất xơ
Chất xơ giúp hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động tốt, từ đó giảm thiểu tình trạng táo bón lâu ngày. Táo bón là nguyên nhân tăng áp lực lên tĩnh mạch chân do tăng áp lực lên ổ bụng, và tăng nguy cơ gây trĩ, một dạng giãn tĩnh mạch thường gặp. Vì vậy, làm giảm áp lực bụng cũng giúp giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Một người bình thường cần bổ sung khoảng 25 – 30g chất xơ mỗi ngày, tương đương 300gr rau xanh và 200gr trái cây. Rau củ, trái cây là những thực phẩm cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể.
Vitamin C, E và Kali
Các loại vitamin này cực kỳ có lợi trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Vitamin C có công dụng tăng khả năng tổng hợp collagen và elastin, đây là những dưỡng chất quan trọng trong việc tăng độ bền và độ đàn hồi của thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm hoặc trái cây như cam, quýt, đu đủ, dâu tây, bưởi, ớt chuông, rau cải xanh,…
Vitamin E giúp ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông bằng cách làm loãng máu tự nhiên, giúp khả năng lưu thông máu tốt hơn. Quả bơ, hạnh nhân, hạt dẻ, dầu thực vật, củ cải, rau bina,… là các nguồn cung cấp nhiều vitamin E.
Còn khoáng chất Kali giúp cân bằng chất lỏng (gồm nước và các chất điện giải) trong cơ thể, đào thải các nước, các độc tố cũng như natri, hỗ trợ tim và thận hoạt động tốt. Các loại thực phẩm giàu Kali gồm: khoai tây, đậu lăng, các loại rau, cá ngừ, cá hồi, hạnh nhân,…
Flavonoid
Flavonoid là hoạt chất hỗ trợ tăng khả năng hấp thu vitamin C, có công dụng tái tạo mô, sản xuất collagen tăng sức bền thành mạch, từ đó giảm tình trạng giãn tĩnh mạch. Các thực phẩm có chứa Flavonoid gồm: quả việt quất, bông cải xanh, các loại hạt, trà xanh, ớt,…
Ngoài ra, hoạt chất Rutin – một loại Flavonoid cũng có vai trò tăng cường sức chịu đựng của và tăng sức bền cho thành mạch. Một số thực phẩm chứa nhiều Rutin như: hoa tam giác mạch, hoa hoè, lúa mạch, kiều mạch, quả sung, măng tây…
Magie
Magie là một khoáng chất quan trọng góp phần vào việc kiểm soát tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Magie không chỉ tham gia vào quá trình tổng hợp máu mà còn cải thiện các vấn đề về huyết áp và cảm giác tê thấp ở tay chân.
Để cung cấp thêm magie cho cơ thể, người bệnh có thể thêm vào chế độ ăn những thực phẩm như rau lá xanh, bơ, chuối và khoai lang.
Một số khuyến nghị
Bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng thì việc xây dựng một lối sống lành mạnh cũng quan trọng không kém. Dưới đây là một số lời khuyên cho người mắc giãn tĩnh mạch để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Tập thể thao đều đặn
Tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh có thể chọn các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga hoặc tập thể dục nhẹ để tăng cường sức khỏe tĩnh mạch.
Duy trì cân nặng
Giữ cân nặng cân đối sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch và ngăn ngừa tăng cân không cần thiết. Kết hợp chế độ ăn cân đối với việc tập thể dục để duy trì cân nặng.
Kiểm soát áp lực tĩnh mạch
Để giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, hạn chế thời gian đứng và ngồi lâu, thường xuyên nâng chân lên để cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực tĩnh mạch. Nên ngồi đúng tư thế, không bắt chéo chân và hạn chế ngâm chân trong nước ấm.
Mang vớ tĩnh mạch
Vớ tĩnh mạch là một phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch đơn giản và hiệu quả. Mang vớ tĩnh mạch mỗi ngày sẽ giúp cố định các van tĩnh mạch ở đúng vị trí, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giảm phù nề, ngăn ngừa tê bì chân tay và cải thiện các triệu chứng khác do suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Giảm stress và thư giãn
Stress có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tĩnh mạch. Hãy tìm kiếm các phương pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc hưởng thụ thời gian vui vẻ để giảm stress.
Kết
Với bài viết bị giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì và ăn gì để cải thiện sức khỏe? và một số khuyến nghị, hẳn quý khách đã nắm được các thông tin hữu ích cho bản thân và gia đình rồi. Hãy theo dõi Siêu Thị Sống Khỏe để xem thêm nhiều bài viết về sức khỏe nhé!
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.