fbpx
0
Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

Giải đáp thắc mắc lượng đường trong máu cao có “Nguy Hiểm” không?

Viết bởi Đỗ Trọng 8 bình luận

CHỦ ĐỀ: LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU CAO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Lượng đường trong máu cao là một trong dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên những người không bị bệnh tiểu đường cũng có triệu chứng lượng đường trong máu cao do một số nguyên nhân như béo phì, phẫu thuật,…Vậy lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? Chúng ta cũng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về căn bệnh này nhé:

Dấu hiệu đường máu cao

Dấu hiệu đường máu tăng cao có thể khác nhau ở mỗi người do cơ địa và cách ăn uống, sinh hoạt. Ở một số người bệnh đường máu tăng cao có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì cho tới khi các biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên, nhìn chung thì khi đường huyết tăng cao thì các dấu hiệu lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? dưới đây sẽ xuất hiện như:

– Khát nước nhiều và khô miệng.

– Phải đi tiểu nhiều lần trong một ngày.

– Mệt mỏi nhiều.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

– Mắt mờ, nhức mỏi.

– Giảm cân nhanh.

– Cảm thấy đói thường xuyên hơn.

– Các bệnh nhiễm trùng trên cơ thể bị tái phát.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không?

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? câu trả lời là có thể không nguy hiểm trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng con người đối với người không bị bệnh tiểu đường. Nhưng bệnh lâu ngày sẽ dẫn đến biến chứng cấp tình và mãn tính đối với người bị bệnh tiểu đường và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng cấp tính:

Các biến chứng cấp tính do tăng đường huyết có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời:

Nhiễm toan ceton do tăng đường huyết: Thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1. Khi đường trong máu tăng trên mức 14 mmol/l (250 mg/dl). Đồng nghĩa với việc các tế bào bị thiếu năng lượng trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng bằng việc “đốt cháy” chất béo.

Tuy nhiên, việc này sẽ tạo ra chất ceton tích tụ trong máu. Chất ceton tích tụ với lượng lớn (nhiễm toan ceton) sẽ gây độc cho cơ thể. Triệu chứng nổi bật nhất khi bị nhiễm toan ceton là người bồn chồn, khó chịu, hơi thở có mùi giấm hoặc hoa quả bị lên men.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

Tăng áp lực thẩm thấu: Xảy ra do đường huyết tăng cao quá mức khiến cho nước trong cơ thể bị thẩm thấu nhiều vào trong lòng mạch. Người bệnh phải đi tiểu nhiều khiến dịch của cơ thể bị kéo theo ra ngoài. Hệ quả là cơ thể bị mất chất dịch nghiêm trọng. Nhìn chung các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu cũng khá giống với nhiễm toan ceton.

Biến chứng mãn tính:

Biến chứng của bệnh đường trong máu cao lâu dài sẽ khiến sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng. Kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng mạch máu lớn: Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới xơ vữa động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

Biến chứng mạch máu nhỏ: Tổn thương các dây thần kinh, tổn thương mắt, thận có thể dẫn tới giảm thị lực, mù lòa, suy thận.

Biến chứng do tổn thương hệ thần kinh: biến chứng này có thể gây ra rối loạn cảm giác. Làm rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

>>XEM THÊM: Hypoly – Hỗ Trợ Ổn Định Chỉ Số Đường Huyết & Ngừa Biến Chứng Đái Tháo Đường

Lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao nhưng không phải đường trong máu cao là bệnh tiểu đường. Hiện tượng này còn do một số nguyên nhân khác như:

Người dùng thuốc men nhiều:

Nếu một người đang dùng một số loại thuốc như steroid, thuốc lợi tiểu,… Cũng có thể có một số ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất insulin của cơ thể và gây tăng đột biến lượng đường trong máu.

Người bị béo phì:

Nếu chỉ số BMI của bạn cao hơn mức bình thường và bạn có tích tụ chất béo thừa trong cơ thể. Nó cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng hoóc môn, do đó có thể gây ra sự gia tăng mức đường trong máu.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

Người từng phẫu thuật dùng ống xông:

Vì nhiều lý do, nếu một người đang ăn chủ yếu thông qua ống xông hoặc tiêm tĩnh mạch. Khi đó cơ thể có thể không thể hấp thụ glucose đúng cách, gây ra lượng đường trong máu cao.

Ngoài ra, những người trải qua các cuộc phẫu thuật lớn có liên quan đến các cơ quan nội tạng. Có thể có sự dao động về mức độ insulin trong cơ thể. Gây ra sự biến đổi bất thường của mức đường trong máu.

Người bị viêm phổi:

Viêm phổi: Đôi khi, một người có lượng đường trong máu cao bất thường do viêm phổi. Vì máu của họ sẽ không được lọc đúng cách.

Người bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI):

Người bị UTI cũng có thể nhận thấy mức đường trong máu cao hơn, vì nhiễm trùng có thể làm tăng mức đường trong máu.

Lượng đường trong máu cao nên ăn gì?

Để làm giảm đường trong máu cao, bệnh nhân cần biết lựa chọn một số thực phẩm có đường huyết GI thấp. Thường xuyên tập thể dục thể thao để đạt được kết quả mong muốn.

Ngoài ra, bệnh nhân nên chia các bữa ăn sao phù hợp chế độ ăn uống. Tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít. Và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để mỗi bữa ăn không bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị dư thừa chất.

Dưới đây là các thực phẩm tốt cho người bị đường trong máu cao:

Bông cải xanh.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chính hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh. Đây là chất giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Sulforaphane có tác dụng bảo vệ mạch máu và làm giảm các phân tử gây hại cho tế bào.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

Cá.

Các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi là nguồn bổ sung axit béo omega-3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức đề kháng insulin. Ngoài ra, nó cũng là loại thực phẩm ít chất béo. Vì vậy nó là loại thực phẩm thay thế hoàn hảo cho những người không thích ăn thịt đỏ.

Ngũ cốc nguyên hạt.

Theo các chuyên gia nghiên cứu từ trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvar. Những người có chế độ ăn gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

Đậu nành.

Đậu nành có chứa rất nhiều chất xơ và protein. Những loại chất dinh dưỡng quan trọng làm giảm hiện tượng bài tiết đường khi đi tiểu của người mắc bệnh tiểu đường.

Dầu ôliu.

Dầu ôliu được xem là loại chất béo giúp giảm nguy cơ đau tim và duy trì ổn định lượng đường trong máu bằng việc làm giảm các kháng thể insulin.

Trên đây là một số kiến thức về đường trong máu cao, lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? Và ăn gì để giảm đường trong máu cao. Hy vọng bài viết sẽ là thông tin hữu ích dành cho người bị đường máu cao và bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

Mọi thắc mắc lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? hoặc thuốc chữa trị giúp hạ đường huyết vui lòng liên hệ tới tổng đài hotline 0888 533 350 . Hoặc truy cập website sieuthisongkhoe.com để giải đáp cách chữa trị bệnh tiểu đường. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết!

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Có 8 bình luận về bài viết

    1. Hường

      Bệnh tiểu đường có ăn được nhiều cá không? có nên dùng 3 bữa ăn đều có cá?

      • Nguyễn Thơm

        Bạn có thể cho mình số điện thoại để chuyên viên tư vấn bên mình giải đáp cho bạn cụ thể được không ạ?

    2. Lượng đường trong máu bao nhiêu thì nguy hiểm vậy ạ?

      • Nguyễn Thơm

        Bạn có thể cho mình số điện thoại để chuyên viên tư vấn bên mình giải đáp cho bạn cụ thể được không ạ?

    3. Thanh Tâm

      Lượng đường trong máu bao nhiêu là mức bình thường?

      • Nguyễn Thơm

        Bạn có thể cho mình số điện thoại để chuyên viên tư vấn bên mình giải đáp cho bạn cụ thể được không ạ?

    4. Vinh

      Bệnh tiểu đường nên ăn nhiều ngũ cốc không ạ?

      • Nguyễn Thơm

        Bạn có thể cho mình xin số điện thoại để chuyên viên bên mình tư vấn cụ thể được không ạ?

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)