Một ngày ăn bao nhiêu đường là đủ?
Nội dung bài viết
Một ngày ăn bao nhiêu đường là đủ? Có nên nạp quá nhiều đường vào cơ thể hay không? Đường là một nguồn năng nượng giúp cơ thể duy trì hoạt động hàng ngày. Nhưng khi nạp quá nhiều đường vào cơ thể hay nạp nhiều đường trong thời gian dài thì nguy cơ phát các bệnh nguy hiểm là rất cao.
Một ngày ăn bao nhiêu đường
Bổ sung đường vào cơ thể có hai loại là đường tự nhiên và đường thêm vào. Đường tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm như trái cây, gạo, ngũ cốc… Đường thêm vào là thành phần chính trong kẹo, bánh ngọt và nước ngọt. Đường thêm vào cơ thể chủ yếu và phổ biến nhất là đường fructose và đường thường sucrose.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một ngày đối với nam giới nên lạp vào khoảng 150 calo tức khoảng 37,5 g đường. Với phụ nữ là 100 calo tức khoảng 25g đường. Đường chính là nguyên liệu để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Con người có thể nạp đường vào cơ thể qua việc ăn uống hàng ngày.
Trong các bữa ăn, lượng đường trong chất bột thường chiếm khoảng 60%, còn lại là chất béo và đạm. Việc nạp đường nhiều hơn hay ít hơn lượng đường cơ thể cần trong một ngày đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi cơ thể không được đáp ứng đủ đường sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Dấu hiệu có thể thấy là mất tập trung, lạnh tay chân, run tay chân và cảm giác đói lả. Lúc này cần uống bổ sung nước đường để giảm tình trạng hạ đường huyết. Cần phải duy trì chế độ ăn uống đều, không bỏ bữa. Khi lượng đường trong cơ thể thiếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng sụt cân, giảm trí nhớ…
Khi ăn quá nhiều đường, cơ thể không thể chuyển hóa hết sẽ dẫn đến tình trạng đường trong máu cao lên. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường, thừa cân hay béo phì…
Nên nạp đường từ thực phẩm nào?
Ngày nay, các bệnh thừa cân và các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường hay ung thư ngày càng trẻ hóa và gia tăng nhanh. Cho nên chúng ta cần lưu ý lựa chọn những thực phẩm đúng, đủ và tốt cho sức khỏe để ăn uống hàng ngày.
Lượng đường được quy ước tương đương trong các thực phẩm hàng ngày như sau:
1 bát cơm chứa khoảng 40-45g chất bột đường, cung cấp 180-200 calo
1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường.
1 muỗng đường cát chứa 4g đường.
1 muỗng canh đường cát chứa 6g đường.
Các loại nước ngọt đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm.
Chỉ với một lon nước ngọt 330 ml khi được nạp vào cơ thể, cơ thể đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức cho phép trong ngày. Với các loại sữa, đặc biệt sữa có vị chocolate chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm. Mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích sử dụng nhưng sử dụng lâu dài sẽ khiến cơ thể thừa đường.
>>>Xem thêm: Công dụng của phèn chua đối với sức khỏe và tác hại của nó
Những lưu ý khi nạp đường vào cơ thể mỗi ngày
Nên duy trì lượng bột đường tối thiểu nạp cho cơ thể đối với những người ăn kiêng hay giảm cân. Nếu ăn không đầu đủ, thường xuyên bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng cơ thể bị thiếu đường.
Không cần phải sử dụng đường tinh có trong bánh kẹo, nước ngọt nếu ăn đủ các nhóm thực phẩm như nhóm béo, nhóm đạm, rau và trái cây.
Khi cơ thể nạp quá nhiều đường so với nhu cầu của cơ thể thì sẽ bị dư thừa đường.
Chúng ta cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đường huyết để xác định và phát hiện sớm tiền đái tháo đường và đái tháo đường.
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.