Nọc độc ong bắp cày được phát hiện có tác dụng cứu người
Nọc độc ong bắp cày được các chuyên gia tại Đại học Pennsylvania, Mỹ tái tạo và phát triển thành một loại protein mới có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra.
Sự nguy hiểm của nọc độc ong bắp cày
Protein trong nọc độc ong bắp cày có thể cứu người
Các chuyên gia nghiên cứu của Đại học Pennsylvania của Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu tái tạo phân tử khử khuẩn mới từ các protein có trong nọc độc ong bắp cày. Kết quả nghiên cứu này sẽ trở thành tiền đề để phát triển thuốc diệt khuẩn mới. Trong đó có điều trị nhiễm trùng huyết hay bệnh lao.
Nhóm các chuyên gia đã thay đổi một loại protein có độc tính cực mạnh của ong bắp cày ở châu Á để phục vụ nghiên cứu của mình. Protein tái tạo từ nọc độc ong cho kết quả bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây chết người một cách đáng kể..
Thành phần chính trong nọc độc của ong bắp cày là peptide mastoparan-L. Chỉ cần một lượng nhỏ nọc độc của ong bắp cày có thể phá hủy các tế bào hồng cầu, gây viêm và dị ứng năng. Nguy hiểm hơn, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ, khó thở và hạ huyết áp.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania đã thực hiện thí nghiệm trên chuột. Chuột bị lây nhiễm chủng vi khuẩn E. coli hoặc Staphylococcus aureus. Đây là 2 loại khuẩn có thể gây chết người. Chuột thí nghiệm được điều trị bằng peptide kháng khuẩn tái tạo từ một loại protein có trong nọc độc ong. Kết quả cho ra tích cực hơn số còn lại. Peptide giúp làm giảm các phản ứng miễn dịch khi bị vi khuẩn tấn công.
Phát hiện mới này sẽ hứa hẹn mang tới nhiều cách chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn có nguy cơ tử vong cao ở người.
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.