fbpx
0
Adenovirus Ad5-3M được điều chỉnh để tấn công các tế bào ung thư

Virus tàng hình oncolytic chống lại ung thư di căn

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Giới nghiên cứu đã từng sử dụng virus để chống ung thư nhưng cách này không mấy hiệu quả đối với ung thư di căn, do hệ miễn dịch có khả năng sớm phát hiện yếu tố ngoại lai này và loại trừ. Tuy nhiên, virus tàng hình oncolytic do các nhà khoa học Mỹ tạo ra có thể là giải pháp.

Các virus oncolytic – loại virus chỉ tìm diệt tế bào ung thư – đã được nghiên cứu và thử nghiệm trong nhiều thập niên qua. Thậm chí, liệu pháp dùng một virus oncolytic để đẩy lùi u hắc tố ác tính (một dạng ung thư da) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA thông qua năm 2015. Nhưng đối với ung thư di căn, giới khoa học gặp phải thách thức lớn: hệ miễn dịch ở người nhanh chóng tóm lấy các virus được tiêm vào máu và đẩy chúng xuống gan để tiêu trừ.

Adenovirus Ad5-3M được điều chỉnh để tấn công các tế bào ung thư
Adenovirus Ad5-3M được điều chỉnh để tấn công các tế bào ung thư. Ảnh: Medical Xpress

Virus tàng hình oncolytic có khả năng lây nhiễm và tiêu diệt tế bào khối u. Các loại virus này được tìm thấy ở tự nhiên hoặc biến đổi trong phòng thí nghiệm để đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả việc lây nhiễm, sinh sản, độc lực một cách “đặc hiệu” ở các tế bào ung thư mà không gây hại cho tế bào khỏe mạnh. Ngoài tiêu diệt tế bào trực tiếp, một cơ chế khác của virus tàng hình oncolytic cũng quan trọng không kém là khi tế bào ung thư sắp chết hoặc chết bởi virus sẽ giải phóng vật liệu trong tế bào được biết như kháng nguyên khối u. Chúng cho phép các tế bào ung thư được nhận ra hoặc nhìn thấy bởi tế bào miễn dịch. Sau đó, các tế bào miễn dịch sẽ tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.

Tin vui là các nhà khoa học tại hai trường đại học Emory và Case Western Reserve đã biến đổi virus cảm cúm vô hại (adenovirus) ở người để nó khó bị phát hiện bởi “radar” của hệ miễn dịch. Khả năng “tàng hình” có thể giúp virus đi vào máu, mà không gây ra phản ứng sưng viêm nguy hiểm. Phương pháp mới vừa an toàn vừa giúp các bác sĩ không phải chật vật tìm cách đưa virus trực tiếp đến vị trí khối u, đồng thời có thể nhắm vào khối u đã di căn. Một điểm cộng nữa là các chuyên gia có thể cải tiến virus để điều trị những dạng ung thư khác, thậm chí bổ sung các gien và prôtêin thúc đẩy khả năng miễn dịch ung thư.

Trong thực nghiệm, khi tiêm cho chuột adenovirus tiêu chuẩn liều cao, các chuyên gia phát hiện virus bị tổn thương và chết trong vòng vài ngày, nhưng virus đã được biến đổi thì vẫn sống khỏe. Chúng đã giúp loại bỏ 35% khối u ở những con chuột được cấy tế bào ung thư phổi của người. Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục cải tiến hiệu quả của virus, với hy vọng nó sớm trở thành liệu pháp làm chậm tiến triển ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Theo Engadget

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)