Cải thiện sức khỏe tinh thần từ chất lượng giấc ngủ
Nội dung bài viết
Cải thiện sức khỏe tinh thần từ chất lượng giấc ngủ bởi giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Sau một khoảng thời gian con người mất ngủ, thiếu ngủ, giấc ngủ chập chờn sẽ khiến đầu óc căng thẳng, tâm trạng hay cáu gắt. Mất ngủ trong thời gian dài có thể khiến thay đổi tâm trạng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến trầm cảm.
Mối quan hệ giữa sức khỏe tinh thần và giấc ngủ
Những giấc ngủ không được đảm bảo đủ chất lượng ngủ sâu, ngủ đủ có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, tinh thần của chúng ta. Nếu thiếu ngủ, bạn rất dễ căng thẳng, cáu kỉnh hay buồn bã… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm trạng của con người.
Tuy nhiên, nếu ngủ đủ giấc, tâm trạng sẽ được cải thiện. Bạn sẽ thấy vui vẻ, sảng khoái và tràn ngập năng lượng cho một ngày làm việc tiếp tới. Song thời gian và chất lượng giấc ngủ cũng có những mức độ khác nhau. Trong giấc ngủ thường xuyên bị giật mình hay ngủ không được sâu giấc thì bạn sẽ thấy rất mệt mỏi mặc dù ngủ đủ thời gian.
Một giấc ngủ không đạt chất lượng sẽ khiến tinh thần suy giảm, cảm xúc cũng bị ảnh hưởng theo. Các mối quan hệ trong xã hội có thể bị tổn thương nếu cảm xúc bị thay đổi đột ngột.
Đặc biệt, mất ngủ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tinh thần trong một thời gian dài. Bạn có thể mắc các bệnh lý sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tăng động giảm chú ý…
Mối quan hệ giữa các vấn đề về sức khỏe tinh thần và giấc ngủ
Mất ngủ và lo âu
Lo âu, lo lắng là biểu hiện thường thấy ở những người bị mất ngủ. Nghiên cứu của Đại học California Berkeley chỉ ra rằng, sự thiếu ngủ, mất ngủ có thể kích hoạt tâm trạng lo âu của não bộ. Cho nên những người mất ngủ thường xuyên sẽ mắc chứng rối loạn lo âu.
Mất ngủ và trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh lý tâm thần khá phức tạp, người mắc có cảm giác thiếu năng lượng, cô đơn mãnh liệt, khả năng tập trung kém và buồn ngủ vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm. Những người bị mất ngủ mãn tính có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm.
Mất ngủ và rối loạn tăng động giảm ý chí
Những người bị tự kỳ hay rối loạn tăng động giảm chú ý dễ thiếu ngủ hơn so với người bình thường. Có thể họ đã phải dùng một lượng thuốc đủ để kiểm soát tình trạng của mình. Do thiếu ngủ, tâm trạng và khả năng tập trung sẽ giảm sút rất lớn, gây ra chứng tăng động giảm ý chí.
Cải thiện sức khỏe tinh thần bằng một giấc ngủ ngon
Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia y tế
Cải thiện sức khỏe tinh thần với sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các liệu pháp trò chuyện sẽ làm giảm chứng mất ngủ trong thời gian ngắn và cải thiện các vấn đề về sức khỏe tinh thần khác.
Ngoài ra, liệu pháp nhận thức hành vi đối với chứng mất ngủ cũng được xem là một liệu pháp rất hiệu quả để hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu hay chứng trầm cảm.
Tự thực hành cải thiện chất lượng giấc ngủ
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, đúng lịch trình, ngay cả trong những ngày nghỉ, rảnh rỗi. Điều này sẽ giúp chúng ta tự thiết lập, tự điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình. Hạn chế các giấc ngủ ngắn, các giấc ngủ ngắn vào ban ngày khiến bạn rất khó ngủ vào ban đêm. Cho nên cần hạn chết các giấc ngủ ngắn để duy trì giấc ngủ ổn định vào ban đêm là điều rất quan trọng.
Tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên cũng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần, nâng cao sức khỏe và tạo giấc ngủ ngon.
Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ vào ban đêm bởi ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị có thể khiến bạn thao thức cả đêm. Bạn có thể cố gắng thư giãn với những bản nhạc không lời, thực hành hít thở sâu sẽ giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn.
Đặc biệt, bạn nên theo dõi, ghi chép đầu đủ thói quen ngủ hàng ngày. Bao gồm thời gian ngủ, giờ dậy, giờ ngủ, tâm trạng ngày hôm sau để các chuyên gia tư vấn có thể đánh giá đúng tình trạng bệnh của bạn.
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.