fbpx
0
nguy-hiem-doi-voi-suc-khoe-tu-viec-gap-thuc-an-cho-nhau

Nguy hiểm đối với sức khỏe từ việc gắp thức ăn cho nhau

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Gắp thức ăn cho nhau trong bữa ăn là thói quen quen thuộc và không thể thiếu trong bàn ăn của người Việt, song theo các chuyên gia y tế,  gắp thức ăn cho nhau là một thói quen nguy hiểm khiến tỷ lệ mắc bệnh của người Việt ngày càng gia tăng.

Gắp thức ăn cho nhau – thủ phạm gây nhiễm vi khuẩn HP

Người Việt Nam thường có thói quen gắp đồ ăn ngon cho nhau để bày tỏ lòng hiếu khách. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân khiến vi khuẩn HP lây lan từ người này sang người khác. Loại vi khuẩn HP này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

Đối với những người đang trong quá trình điều trị các bệnh về dạ dày thì việc lây nhiễm vi khuẩn HP sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng đũa gắp thức ăn hay ăn chung bát để phòng ngừa tác nhân gây bệnh.

Thói quen quen thuộc của người Việt.
Gắp thức ăn cho nhau trong bữa ăn là thói quen quen thuộc của người Việt.

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), ở Việt Nam có trên 80% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP.  Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: “Việc gắp thức ăn cho nhau có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa như viêm gan A, đặc biệt là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày”.

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn HP sống được trong dạ dày bởi trong môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn HP khi bị lây nhiễm có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+). Còn trong bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).

>>>Xem thêm: Công thức ăn chay trường không sợ thiếu chất của chàng trai 9x

nguy-hiem-doi-voi-suc-khoe-tu-viec-gap-thuc-an-cho-nhau
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.

Chính thói quen ăn uống truyền thống gắp thức ăn cho nhau tưởng như thân tình này lại trở thành con đường thuận lợi cho vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất, gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày cực kỳ khó điều trị và nguy hiểm.

Nhiều báo cáo khoa học chỉ ra rằng, có khoảng 80% trường hợp nhiễm HP bị viêm dạ dày mãn tính, 15-20% bị viêm teo dạ dày mạn tính hay loạn sản ruột. Tỉ lệ biến chứng thành ung thư dạ dày gần 1%.

Sự hiện diện của vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đây được xem là yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày 1/3 dưới là vùng ung thư hang môn vị – loại ung thư thường gặp ở Việt Nam. Khi người bệnh bị viêm loét dạ dày mãn tính có vi khuẩn HP nhưng không điều trị triệt để, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn 10-20 lần so với bình thường.

nguy-hiem-doi-voi-suc-khoe-tu-viec-gap-thuc-an-cho-nhau
Thói quen gắp thức ăn cho nhau có thể làm lây lan những bệnh lý truyền nhiễm khác như: cảm cúm, quai bị hay Covid-19.

Cần từ bỏ thói quen gắp thức ăn cho nhau

Thói quen gắp thức ăn cho nhau ngoài việc làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP từ người sang người mà còn làm lây lan những bệnh lý truyền nhiễm khác như: cảm cúm, quai bị hay Covid-19. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khoang miệng mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau có thể lây lan qua đường ăn uống chung.

Thói quen dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác có thể gây hại cho sức khỏe nên tốt nhất chúng ta nên thay đổi, không nên dùng chung đũa, ăn chung bát, thìa, chấm chung bát nước mắm, uống chung cốc…

(TH)

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)