Thói quen sử dụng điện thoại ban đêm tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường
Nội dung bài viết
Thói quen sử dụng điện thoại ban đêm tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường với nhiều hoạt động như lướt facebook, tán gẫu, đọc báo… đặc biệt ở giới trẻ hiện nay.
Qua nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia y tế chỉ ra rằng ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể là nguyên nhân gây chết tế bào võng mạc của con người và ảnh hưởng tới thị lực. Khi dùng điện thoại di động trong phòng tối hoặc thiếu ánh sáng (trong thời gian dài), tia điện sẽ chiếu thẳng vào mắt. Nó sẽ gây khô kết mạc trong thời gian dài, và rút cuộc có thể dẫn đến ung thư mắt và mù lòa. Ánh sáng xanh của điện thoại khiến não ngừng sản xuất melatonin, 1 hormone giúp cơ thể bạn cảm thấy buồn ngủ. Do đó, nó có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến bạn thấy khó ngủ hơn và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy nhược và béo phì.
Những tác hại khi sử dụng điện thoại ban đêm
Thói quen sử dụng điện thoại ban đêm rất gây hại cho mắt
Các bác sĩ nhãn khoa cho rằng, sự căng thẳng cao ở võng mạc của người trẻ tuổi có thể dẫn đến các chứng rối loạn về mắt, như thoái hóa điểm vàng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mắt bạn có khả năng bị mù. Việc tiếp xúc với điện thoại ban đêm cũng khiến bạn bị nhiễm độc võng mạc.
Cách đây không lâu tại Anh, một cô gái đã bị mù tạm thời vì vừa nằm nghiêng vừa dùng điện thoại. Nguyên nhân là do một mắt bị che khuất và mắt còn lại thích nghi với ánh sáng chói của điện thoại thông minh do nằm nghiêng, tín hiệu của thị giác và não không khớp với nhau.
Theo các chuyên gia, nếu bạn tiếp tục nhìn mọi thứ bằng một mắt như vậy, thị lực của hai mắt có thể tạm thời thay đổi hơn 2 độ. Do đó, nếu bạn nằm nghiêng và sử dụng một bên mắt ít hơn thì sự khác biệt thị lực dần dần tăng lên và thị lực của hai bên mắt sẽ trở nên khác nhau.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra “nhược thị”, khi đó mắt sẽ khó nhìn ngay cả khi đeo kính, thậm chí có thể nhìn thấy các vật thể chồng lên nhau. Và vì hai mắt nhìn vào những điểm khác nhau nên còn bị lác mắt. Một khi mắt đã tổn thương tới mức này thì rất khó để cứu chữa.
>>Xem thêm: Giấc ngủ khoa học cần bao nhiêu thời gian?
Sử dụng điện thoại ban đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Điều này có thể khiến bạn dễ rơi vào vòng vây của bệnh tật. Theo Hiệp hội Y tế Thế giới nghiên cứu rằng, những người hay sử dụng điện thoại di động có nguy cơ bị ung thư cao hơn, do họ phải thường xuyên tiếp xúc với bức xạ điện từ. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh ở những thiết bị di động cũng làm ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Làm tăng nguy cơ trầm cảm
Tiếp xúc với ánh sáng màu xanh ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ chia sẻ theo báo cáo của GigaOm rằng nồng độ melatonin thấp ở chuột thí nghiệm làm tăng cao nguy cơ trầm cảm.
Việc nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại liên tục không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thế chất mà còn gây ra những tổn hại về mặt tinh thần. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động sẽ phá vỡ nội tiết tố của bạn, từ đó làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Ngoài ra, những người thường xuyên dùng điện thoại buổi tối cũng thường có cảm giác bị yếu đuối về cả cảm xúc và tinh thần.
Năm 2012, Đại học Y Harvard đã tiến hành một nghiên cứu với 10 người tham gia. Họ có lịch trình làm việc ban đêm để biến đổi nhịp sinh học. Trong suốt thời gian đó, mức đường huyết trong máu của họ tăng lên, khiến họ rơi vào trạng thái tiền đái tháo đường và mức độ leptin cũng giảm. Leptin là chất khiến bạn cảm thấy no sau khi ăn.
Giải pháp khắc phục thói quen sử dụng điện thoại ban đêm
Không dùng điện thoại quá 1,5 giờ trước khi ngủ
Dùng điện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ của bạn giảm đi. Ngoài ra, hãy chỉnh cho màn hình trình duyệt lớn hơn một chút. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ) khuyến nghị, mỗi người nên thả lỏng cơ thể, không sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào 30 phút trước khi đi ngủ, như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại
Nằm nghiêng sang trái hay sang phải đều sẽ nhanh chóng khiến thị lực của hai mắt bị chênh lệch do áp lực từ ánh sáng màn hình gây ra. Nằm sấp lâu ngày sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu ở não và tay. Nằm ngửa là cách hợp lý nhất, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.
Điều chỉnh độ sáng của màn hình
Điều chỉnh độ sáng của màn hình điện thoại đến mức thấp vừa phải có thể nhìn rõ chứ không nên để tối quá hoặc sáng quá, sẽ ảnh hưởng tới mắt. Màn hình điện thoại có nhiều ánh sáng xanh có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Đồng thời, màn hình quá sáng cũng sẽ khiến mắt bạn trở nên bị mỏi và khô hơn bình thường. Để giải quyết điều này, bạn hãy chuyển màn hình sang chế độ ban đêm để có độ sáng phù hợp nhất và bảo vệ mắt.
Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt
Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt, bởi ánh sáng màn hình luôn chiếu thẳng chứ nó không tự “uốn cong” sang chỗ khác được.
Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.
Bật chế độ máy bay trong lúc dùng mạng hoặc trong khi ngủ
Sóng điện thoại được biết đến với nguy cơ gây vô sinh và ung thư, chính vì vậy trong lúc lướt mạng đọc tin tức bạn hoàn toàn có thể bật chế độ máy bay mà vẫn giữ wifi.
Trong khi ngủ, hãy đảm bảo đã bật chế độ máy bay và tắt wifi để tránh những tác động tiêu cực của sóng điện thoại lên cơ thể. Nếu bạn có việc gấp cần phải luôn mở điện thoại thì có thể đặt chúng xa khỏi giường và để chuông thật to là được.
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.