fbpx
0
dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Cách nhận biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ giúp phòng tránh kịp thời

Viết bởi Đỗ Trọng 9 bình luận

CHỦ ĐỀ: DẤU HIỆU TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm không thể xem thường được. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh này, chúng ta cần biết bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Triệu chứng và dấu hiệu tiểu đường thai kỳ? Và những tác hại mà nó mang lại cho người mẹ – thai nhi.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu, thường gặp khi chị em bước vào giai đoạn bầu bí. Lúc này mức đường huyết trong cơ thể mẹ bầu cao, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Có khoảng 7% phụ nữ sẽ mắc tiểu đường kỳ trên tổng số phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa cuối của thai kỳ (thường từ tuần thứ 24-28) và tự khỏi sau khi sinh con.

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.

2. Các nguy cơ dễ dẫn đến bệnh tiểu đường ở thai kỳ:

– Mẹ bầu trên lứa tuổi 30.

– Có người thân mắc bệnh tiểu đường.

– Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

– Mắc một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose.

– Dùng một số loại thuốc như glucocorticoi (đối với bệnh hen xuyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần).

– Từng sinh bé có cân nặng lớn.

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

– Mẹ bầu bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.

– Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

>>XEM THÊM: Hypoly – Hỗ Trợ Ổn Định Chỉ Số Đường Huyết & Ngừa Biến Chứng Đái Tháo Đường

3. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ và cách điều trị

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 

Cách điều trị và phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Thường xuyên kiểm tra định kỳ: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng biểu hiện nên mẹ bầu cần đi khám tầm soát bệnh trong thai kỳ. Để được sự tư vấn, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ các bác sĩ.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ, hạn chế ăn thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giảm tối đa buồn chán, lo lắng, stress vì sẽ dễ làm bệnh nặng thêm.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Kết hợp các bài vận động nhẹ nhàng theo tư vấn của bác sĩ.
  • Nếu đường huyết không được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục, cần đến thuốc để ổn định đường huyết. Phổ biến nhất là tiêm insulin. Các mẹ bầu nên trao đổi và tham khảo ý kiến với bác sĩ, không tự ý dùng thuốc khi thấy dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

3. Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ

– Tăng nguy cơ tiền sản giật – sản giật 4 lần.

– Sinh non: Bé chào đời trước 37 tuần mang thai.

– Thai nhi to hơn bình thường – Điều này có thể dẫn đến khả năng khó sinh. Và tăng khả năng phải sử dụng phương pháp kích đẻ hoặc sinh mổ.

– Đa ối – Tình trạng quá nhiều nước ối (dung dịch bao quanh thai nhi) trong tử cung. Có thể gây nên tình trạng sinh non hoặc có vấn đề nào đó khi sinh.

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Ảnh hưởng tới thai nhi

– Gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ).

– Thai quá to có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay…

– Thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào.

– Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da…Đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.

4. Những thực phẩm tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Khoai lang

Khoai lang có chứa Caiapo là thành phần giúp mẹ kiểm soát cholesterol xấu và lượng đường huyết trong máu hiệu quả. Để ăn khoai lang mà không làm ảnh hưởng lớn để chỉ số đường huyết trong máu, mẹ bầu nên chú ý nhiều đến cách chế biến và tiêu thụ loại thực phẩm này.

Rong biển

Được biết đến là thực phẩm có hàm lượng đường thấp gần như bằng 0. Rong biển không thể thiếu vắng trong chế độ ăn uống của các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Chưa kể là trong rong biển còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm tiếp theo mà các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần ghi nhớ để bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Mặc dù trong cà rốt chứa một lượng đường khá đáng. Nhưng phải mất một nhiều thời gian hơn để chuyển hóa hết. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa chất xơ, beta-carotene là những thành phần giúp mẹ bầu kiểm soát được lượng đường trong máu.

Các loại đậu

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Canada thì các loại họ đậu còn là thực phẩm. Giúp kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể mẹ bầu hiệu quả. Chính nhờ chất xơ có nhiều trong các loại họ đậu giúp cơ thể mẹ bầu no lâu. Đồng thời lượng đường huyết trong máu sau khi ăn cũng được giữ ở mức ổn định.

Mướp đắng

Không chỉ các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ mà cả những bệnh nhân tiểu đường mãn tính. Cũng được các chuyên gia khuyến khích nên ăn nhiều mướp đắng. Thành phần charatin có trong mướp đắng giúp cơ thể kiểm soát được chỉ số đường huyết một cách hữu hiệu.

Trên đây là những thông tin hữu ích về dấu hiệu tiểu đường thai kỳ và cách chữa trị, phòng tránh hiệu quả. Hy vọng các bà bầu có thể phòng tránh kịp thời bệnh tiểu đường khi mang thai và có phương pháp điều trị phù hợp nếu mắc phải bệnh này.

banner hạ khang đường

>>XEM THÊM: Thảo dược Hạ Khang Đường – Sản phẩm hỗ trợ tiểu đường Bán Chạy Nhất tại Công ty<<

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Có 9 bình luận về bài viết

    1. Trinh

      Tôi cũng hay khát nước và đi tiểu nhiều, tôi mang mang bầu được 3 tháng. Không biết liệu tôi có bị tiểu đường thai kỳ không ạ? có nguy hiểm không?

      • Nguyễn Thơm

        Bạn có thể cho mình xin số điện thoại để chuyên viên tư vấn bên mình giải đáp cho bạn cụ thể được không ạ?

    2. Nguyễn Thị Tú

      Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

      • Nguyễn Thơm

        Bạn có thể cho mình xin số điện thoại để chuyên viên tư vấn bên mình giải đáp cho bạn cụ thể được không ạ?

    3. Nguyễn Vy

      Tiểu đường thai kỳ nên dùng thuốc gì để không ảnh hưởng đến thai nhi vậy bác sĩ?

      • Nguyễn Thơm

        Bạn có thể cho mình xin số điện thoại để chuyên viên tư vấn bạn cụ thể được không ạ?

    4. Hạnh

      Bài viết chia sẻ kiến thức rất bổ ích

      • Nguyễn Thơm

        Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết

    5. Hường

      Bệnh tiểu đường thai kỳ có chữa được không ạ? có nguy hiểm không?

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)