Đổ mồ hôi ban đêm và sự thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh
Đổ mồ hôi ban đêm thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh ở nữ giới. Sự sụt giảm hormone estrogen trong thời kỳ này ảnh hưởng đến khả năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể.
Đa số phụ nữ trong giai đoạn này có thân nhiệt cao, nóng đột ngột, có cảm giác như bốc hỏa và dữ dội. Khi thân nhiệt cao xảy ra vào ban đêm sẽ gây ra đổ mồ hôi. Tuy đây không phải là điều quá lo ngại nhưng có thể sẽ gây ra nhiều khó chịu.
Để hạn chế và làm giảm chứng đổ mồ hôi ban đêm, bạn nên tránh sử dụng các đồ uống như rượu, caffein, hay sử dụng thức ăn cay nóng và thút thuốc lá. Bạn cần giữ phòng ngủ thông thoáng, mát mẻ, mặc quần áo ngủ để cơ thể luôn được thoáng mát.
Rối loạn nội tiết tố khiến ra mồ hôi nhiều vào ban đêm
Tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể khiến cho cơ thể khó có thể điều chỉnh thân nhiệt ở mức bình thường. Lúc thân nhiệt tăng cao sẽ khiến ra mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể được điều chỉnh ở vùng dưới đồi, khu vực não sản xuất hormone. Nếu nội tiết tố không ổn định, vùng dưới đồi sẽ không thể điều chỉnh thân nhiệt một cách chính xác.
Tình trạng rối loạn nội tiết tố sẽ gây ra mồ hôi ban đêm báo hiệu các bệnh như cường giáp, u tủy thượng thận, khối u trong hệ thống nội tiết.
Đổ mồ hôi ban đêm do nhiễm trùng
Để chống lại sự nhiễm trùng bởi virus hay vi khuẩn, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ và việc này có thể dẫn đến cơ thể đổ mồ hôi. Nếu đổ mồ hôi ban đêm xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu bệnh. Ví dụ, đổ mồ hôi đêm là một trong những triệu chứng chính của bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tiềm tàng ảnh hưởng đến phổi.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc làm tăng mồ hôi ban đêm và có thể khiến người uống thuốc toát mồ hôi nhiều lúc ngủ. Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến nhất liên quan đến nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (thuốc chống trầm cảm) ảnh hưởng các vùng não sản xuất hormone, kiểm soát nhiệt độ và đổ mồ hôi. 14% người dùng loại thuốc này bị đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt vào ban đêm.
Nếu thuốc đang dùng gây đổ mồ hôi ban đêm, bạn nên mặc quần áo mỏng và giữ phòng mát mẻ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc khác thay thế cho bạn.
Đổ mồ hôi ban đêm cũng thường gặp phải khi uống các loại thuốc tâm thần khác, hoặc thuốc chống sốt không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen.
Rối loạn thần kinh
Trong một số trường hợp hiếm, đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề thần kinh bao gồm đột quỵ, chứng khó đọc tự chủ, bệnh thần kinh tự trị và syringomyelia (rỗng tủy sống hậu chấn thương).
Ngoài đổ mồ hôi, bạn có thể nhận biết tình trạng này khi gặp các triệu chứng khác như chán ăn, mất ý thức, chóng mặt, yếu cơ, tê và ngứa ran ở tay, chân. Thay đổi lối sống và sử dụng những sản phẩm thảo dược giúp ổn định dẫn truyền thần kinh và cân bằng quá trình bài tiết mồ hôi sẽ là giải pháp an toàn cho mọi đối tượng.
Đổ mồ hôi do bệnh trào ngược dạ dày- thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi acid dịch vị bị rò rỉ ra khỏi dạ dày là trào ngược lên thành thực quản. Triệu chứng thường gặp bao gồm: ợ nóng ở phần ngực hoặc khó chịu xảy ra sau khi ăn, có mùi vị khó chịu trong miệng do acid dạ dày trào ngược lên, rất khó nuốt và cảm thấy đau khi nuốt.
Tuy tăng tiết mồ hôi vào ban đêm không phải là triệu chứng phổ biến nhưng một số người bệnh bị trào ngược dạ dày- thực quản vẫn có thể gặp phải tình trạng này. Một phương pháp điều trị khá đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống, tránh đồ ăn cay nóng và nên chia thành nhiều bữa trong ngày. Nếu có dấu hiệu nặng hơn thì nên dùng thuốc để kiểm soát bệnh, chẳng hạn như thuốc kháng acid, ức chế bơm proton, kháng H2,…
Tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư
Một số loại ung thư có thể gây đổ mồ hôi, nếu chúng ta quan tâm đến lympho (ung thư hệ bạch huyết), cả lympho Hodgkin và lympho không Hodgkin, thì ra mồ hôi nhiều là những điều chúng ta có thể cần lưu ý.