fbpx
0
mun-coc-la-gi-cach-loai-bo-mun-coc-khong-gay-hai-cho-suc-khoe

Mụn cóc là gì? Cách loại bỏ mụn cóc không gây hại cho sức khoẻ

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Mụn cóc thường là các nốt sần sùi trên da do tăng sinh tế bào da gây ra bởi virus HPV và lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc da. Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.  Thông thường các mụn cóc đều vô hại và sẽ tự biến mất sau một thời gian dài.

Mụn cóc là gì?

Định nghĩa

Mụn cóc là một dạng tăng sinh tế bào bất thường của da, mụn có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng thường có kích thước tương đương với một hạt cơm.

Tác nhân gây ra mụn cóc là do virus HPV thuộc loại Papova Virus có ADN. Hiện có hơn 60 chủng HPV khác nhau, trong đó có các tuýp thường gặp là 6 và 11. Đôi khi có thể gặp các virus thuộc tuýp 16,18 gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung. Các tuýp này được tìm thấy trong các tế bào biểu mô tăng sinh hay khối u trên da bị nhiễm virus. Virus đi vào cơ thể thông qua các vết trầy xước tổn thương trên da, sau đó phát triển và gây kích ứng các tế bào biểu mô làm tăng sinh tế bào, hình thành mụn cơm.

mun-coc-la-gi-cach-loai-bo-mun-coc-khong-gay-hai-cho-suc-khoe
Hình ảnh mụn cóc thông thường ở tay.

Phân loại 

Có nhiều loại mụn cóc khác nhau, tuy nhiên thường xuất hiện các loại mụn cóc sau:

Mụn cóc thông thường: Đây là những khối u màu đen hoặc xám, sần sùi mọc trên các ngón tay, bàn tay, bàn chân hay ngón chân. Mụn do virus xâm nhập qua các vết xước trên da. Mụn có kích thước khác nhau, thông thường là từ 1 – 2mm, cũng có mụn lên đến vài chục mm.

Mụn cóc phẳng: Đây là các khối u có kích thước khá nhỏ, lớn nhất chỉ khoảng 5mm, bề mặt nhẵn hơn so với các loại mụn cóc khác. Dạng mụn cóc này có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và có khả năng lây lan nhanh sang các vùng da khác.

Mụn cóc lòng bàn chân: Là trường hợp mụn nổi ở lòng bàn chân hay gót chân khiến khó khăn cho việc đi lại. Mụn dễ vỡ do chịu lực ép từ chân với mặt đất, gây đau mỗi khi di chuyển.

Mụn cóc sinh dục: Đay là loại mụn nổi ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Hoặc có thể gọi là bệnh sùi mào gà, một trong những bệnh lý xã hội phổ biến có tốc độ lây nhiễm cao hiện nay. Bệnh này lây lan nhanh qua đường tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh.

mun-coc-la-gi-cach-loai-bo-mun-coc-khong-gay-hai-cho-suc-khoe
Mụn cóc lòng bàn chân.

Tác nhân làm lây nhiễm mụn cóc

Mụn cóc có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác. Chỉ cần tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, virus sẽ xâm nhập và hình thành mụn.

Mụn cóc có thể lây lan thông qua việc dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân như dao cạo, bấm móng tay, khăn tắm hay giày dép, khăn tắm. Các vết xước do cắn, làm móng cùng với vệ sinh kém và đi chân trần cũng rất dễ lây nhiễm mụn cóc.

Những người có mụn cóc thường gãi, cào, nặn mụn cũng rất dễ khiến virus lây lan. Tuy đây không phải là bệnh lý da liễu nguy hiểm, song lâu ngày, các nốt mụn sẽ lây lan sang nhiều vị trí làm mất thẩm mỹ.

Mụn cóc không giới hạn đối tượng có thể nhiễm bệnh song thường gặp nhiều ở trẻ em và những người trong độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi. Những người có hệ miễn dịch yếu cũng rất dễ mắc mụn cóc do lây nhiễm virus.

mun-coc-la-gi-cach-loai-bo-mun-coc-khong-gay-hai-cho-suc-khoe
Mụn cóc có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác.

Cách điều trị mụn cóc hiệu quả tại nhà 

Mụn cóc thông thường sẽ tự tiêu mất sau 2 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mụn cóc tái phát hay nổi nhiều thì cần phải gặp bác sĩ để điều trị tận gốc. Một số mẹo điều trị mụn cóc hiệu quả tại nhà bạn có thể tham khảo như sau:

Sử dụng các thảo dược như tỏi, chuối xanh, lá tía tô hay nha đam sẽ rất hiệu quả. Tỏi có thành phần chính là allicin, có tính kháng khuẩn và chống nấm cực kỳ tốt. Hàng ngày giã nát rồi lấy nước cốt thoa lên các nốt mụn sau đó rửa lại bằng nước ấm. Các mụn sẽ dần tiêu mất sau một thời gian.

Ngoài ra sử dụng vỏ chuối xanh rồi chà xát lên bề mặt mụn cóc hay lấy lá tía tô giã nát rồi đát lên nốt mụn, sau một thời gian mụn sẽ dần biến mất, teo lại.

Tuy nhiên các biện pháp điều trị tại nhà cần phải kiên trì và chưa phải là phương pháp chính thống, cho nên bạn cần đến gặp bác sĩ để được kê toa và áp dụng các thủ thuật y tế để điều trị dứt điểm.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)