Kiến ba khoang gây ra tổn thương gì và cách phòng tránh
Kiến ba khoang xuất hiện nhiều tại các khu vực của Hà Nội như Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Trì… trong thời gian vừa qua. Nhiều người dân đã phải nhập viện do tiếp xúc với dịch tiết cuả kiến.
Chúng không đốt trực tiếp lên bề mặt da người mà tiết ra dịch độc. Khi dịch độc dính vào da sẽ gây ra viêm da tiếp xúc tại chỗ. Theo nhiều chuyên gia y tế, độc tính của kiến ba khoang mạnh gấp nhiều lần nọc của rắn hổ mang. Tuy nhiên với lượng độc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không gây tử vong, chỉ tổn thương ngoài da.
Tổn thương do kiến ba khoang gây ra
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, là một loài bọ cánh cứng. Có thân hình giống kiến, màu sắc phân bố cam – đen xen kẽ.
Dưới bụng kiến có 2 tuyến độc chứa chất Pederin. Một loại chất độc gây rộp, phỏng da. Kiến ba khoang bò lên người và tiếp xúc với da, độc tính được tiết ra và trực tiếp thấm vào da. Khi Pederin dính vào da người, đặc biệt là các vùng da non và nhạy cảm thì các tại vùng da này sẽ bị bỏng rát, phồng rộp. Nhiều trường hợp nặng, sẽ gây viêm da, khi không xử trí kịp thời có thể gây nhiễm trùng. Tình trạng sẽ xấu đi, vết thương trở nên nặng hơn.
Người bị dính dịch độc của kiến ba khoang sẽ có triệu chứng gần giống với bệnh Zona. Cần phải phân biệt rõ, Zona là bệnh da do virus gây đau, nhức nhiều. Sau đó xuất hiện mụn nước, bọng nước căng. Còn người bị dính dịch độc của kiến ba khoang, tại vùng da bị dính độc sẽ đau rát, hình thành từng vệt, dát dỏ. Tổn thương mưng mủ nhanh.
Khi thấy tại các vùng da trên cơ thể có vết phồng rộp. Bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để chuẩn đoán và xử lý kịp thời. Tuyệt đối người bệnh không gãi vết thương hoặc thực hiện theo các hướng dẫn trên mạng, các biện pháp dân gian. Bởi vì không điều trị đúng cách sẽ làm cho vết thương bị loét và lan rộng.
Cách phòng tránh kiến ba khoang
Do con người vô tình tiếp xúc với chất độc tiết ra từ cơ thể kiến nên gây viêm da. Những trường hợp dễ tiếp xúc với chất độc của kiến như đập chết kiến khi chúng ở trên cơ thể. Kiến bò trên quần áo đang phơi, khăn tắm, khăn mặt, khi sử dụng quần áo và khăn vô tình làm kiến bò trên cơ thể và khi mặc quần áo, kiến có thể bị chết, chất độc được phóng thích lên da người. Nguy cơ viêm da là rất cao.
Cho nên khi sử dụng quần áo, khăn chúng ta cần chú ý kỹ. Nếu có kiến thì không sử dụng nữa và dũ cho kiến ra khỏi quần áo, khăn đó.
Cần phải đóng cửa, hay ngăn cửa bằng lưới ngăn côn trùng khi làm việc và sinh hoạt dưới đèn sáng. Che chắn ánh sáng lọt ra ngoài để tránh thu hút kiến vào nhà.
Cần vệ sinh khu ở, sinh hoạt sạch sẽ. Sử dụng bình xịt côn trùng để ngăn kiến vào nhà hoặc dùng bẫy đèn để dụ bắt kiến.
Khi thấy kiến bò trên da, không nên dùng tay đập giết kiến mà hãy thổi cho kiến bay đi.
Nếu phát hiện da tiếp xúc với dịch tiết của kiến, hãy nhanh chóng rửa sạch với nước. Khi thấy có các biểu hiện đau rát, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị đúng cách.
>>>Xem thêm: Người đàn ông Thái Lan kéo ra con sán dài 5m vì hay ăn bò tái
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.