Một số bệnh lý thường gặp sau lũ lụt và biện pháp phòng tránh
Nội dung bài viết
Bệnh lý thường gặp sau lũ lụt thường xảy ra rất nhiều do vô số vi sinh vật từ rác thải, đất đá, nước thải… theo dòng nước mà gây lên. Mưa lũ chính là điều kiện thuận lợi giúp các loài vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển làm hại cho con người. Theo khảo sát của nhiều nghiên cứu, tại các vùng sau mưa lũ, các bệnh lý tăng nhanh. Đặc biệt là các bệnh lý về đường ruột, truyền nhiễm có nguy cơ lây lan rất nhanh và nguy hiểm.
Để có các biện pháp phòng tránh tốt nhất, chúng ta cần biết và xử trí các bệnh lý thường gặp sau lũ lụt sau:
Bệnh sốt xuất huyết
Khi có mưa lũ, môi trường ẩm ướt và ô nhiễm nặng nề. Ao tù nước đọng không thoát được nước là môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển. Do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra.
Bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây và bùng phát trên phạm vi rộng. Sau mỗi mùa mưa lũ thì tỷ lệ người mắc bệnh cũng tăng lên rất cao ở một số vùng chịu ảnh hưởng mưa lũ.
Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, các gia đình cần xử lý các dụng cụ chứa nước. Thực hiện diệt bọ gậy và lăng quăng. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để các dụng cụ, khu chứa nước tù đọng làm nơi sinh sản của muỗi.
Các bệnh về đường hô hấp
Những đối tượng thường gặp các bệnh về đường hô hấp là người cao tuổi và trẻ em. Đặc biệt là những người có các bệnh mãn tính về đường hô hấp. Các bệnh hô hấp thường gặp nhất là cảm cúm, ho, viêm họng… Trường hợp không được điều trị dứt điểm và chế độ dinh dưỡng tốt thì có thể gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản…
Các triệu chứng chủ yếu là đau rát họng, khàn tiếng, sốt, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên. Ngoài ra có thể có sổ mũi, hắt xì. Khó thở cũng là một triệu chứng rất dễ gặp. Hiện tượng ho dai dẳng là phản xạ rất khó chịu, ho có thể khởi phát bởi sự kích thích các cơ quan ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên, các khu vực xoang, màng phổi…
Để phòng tránh các biến chứng phức tạp do các bệnh về đường hô gấp gây ra, mọi người cần khám và điều trị kịp thời khi có các triệu chứng trên. Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
>>>Xem thêm: Khám sàng lọc các bệnh ung thư nào là cần thiết?
Các bệnh lý về da
Sau mưa lũ, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Các điều kiện vệ sinh cá nhân không được đáp ứng tốt. Các bệnh lý về da như nấm kẽ chân, viêm chân lông, nước ăn chân hay mẩn ngứa đều có thể xảy ra.
Do chân, tay ngâm nước trong thời gian dài, bề mặt da luôn ẩm ướt khiến cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, làm tổ và phát triển gây ra tình trạng nước ăn chân. Tình trạng nước ăn chây gây ngứa, đau rát, nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra nhiễm trùng, loét sâu và đi lại rất khó khăn.
Trong điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, các vi khuẩn ghẻ, nấm phát triển và lây truyền rất nhanh. Biểu hiện rõ nhất là các mụn nước, rãnh ghẻ thường thấy ở các ngón tay, vùng bụng, mông bẹn, đùi non, nách hay khu vực sinh dục gây ngứa. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Như biến chứng nhiễm trùng thành mụn mủ eczema hóa. Biến chứng này rất khó chữa và có thể lây từ người này sang người khác rất nhanh.
Viêm lỗ chân lông hay viêm nang lông cũng rất hay xảy ra. Khi không được vệ sinh tốt, vi khuẩn phát triển ở nang lông như đầu, nách, khu vực sinh dục… tạo thành những mụn mủ ở nang lông gây ngứa ngáy. Gãi nhiều khiến nang lông bị chàm hóa rất khó chữa.
Bên cạnh các bệnh lý về da trên, các bệnh lý khác cũng có thể xảy ra. Khi các vùng da bị tổn thương, trầy xước không được sát khuẩn kỹ, bề mặt da tổn thương là nơi để các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể làm cho phát triển nhiều mầm bệnh rất nguy hiểm.
Bệnh lý đường ruột
Bệnh lý đường ruột hay xảy ra nhất sau mưa lũ là bệnh tiêu chay cấp. Do nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn cho nên người dân rất dễ mắc tiêu chảy.
Các bệnh như tả, lỵ, kiết, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc bởi các loài vi khuẩn như E.coli… Bệnh lý đường ruột rất dễ lây truyền từ người này sang người khác. Bởi tiếp xúc với chất thải của người bệnh. Người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy cấp…
Đau mắt đỏ
Đây là một bệnh lý thường gặp sau lũ lụt ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh rất dễ mắc phải và có thể bùng phát thành dịch. Vào mùa mưa lũ, vi khuẩn, virus phát triển, việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo là những nguyên nhân khiến bệnh đau mắt đỏ bùng phát sau mưa lũ.
Người dân cần chủ động phòng chánh bằng việc sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng mắt. Hạn chế tiếp xúc mắt với nước lũ để tránh vi khuẩn và virus xâm nhập gây bệnh.
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.