fbpx
0

Khám sàng lọc các bệnh ung thư nào là cần thiết?

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Khám sàng lọc các bệnh ung thư giúp phát hiện sớm và có thể điều trị thành công hơn. Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư nào khám sàng lọc sớm cũng tốt.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, chỉ nên khám sàng lọc một số bệnh ung thư trong số hàng trăm bệnh ung thư. Theo đó chỉ có 5 loại bệnh ung thư là: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến.

Khám sàng lọc bệnh ung thư vú

Ở nhiều nước trên thế giới, số người mắc ung thư vú có tỷ lệ khá cao. Đây là căn bệnh ung thư được khuyến cáo nên khám sàng lọc sớm.

Có nhiều phương pháp khám sàng lọc ung thư vú. Trong đó phương pháp giúp phát hiện ung thư vú chính xác nhất là chụp Xquang vú hay còn gọi là chụp nhũ ảnh. Khi trên phim có đốm canxi hoá thì có thể phát hiện ra bệnh ung thư vú.

Các chuyên gia cho rằng nên khám sàng lọc ung thư vú với độ tuổi từ 50 -74. Thực hiện khám sàng lọc 1 năm 1 lần đối với độ tuổi từ 50-54. Khám sàng lọc 2 năm 1 lần với người có độ tuổi từ 55-74.

kham-sang-loc-cac-benh-ung-thu-nao-la-can-thiet
Số người mắc ung thư vú trên thế giới là khá lớn.

Tầm soát ung thư đại trực tràng (ung thư ruột già)

Tầm soát ung thư đại trực tràng được khuyến cáo cho người có độ tuổi từ 50-75 tuổi. Với phương pháp nội soi đại trực tràng, bác sĩ sử dụng ống nội soi để can thiệp đại trực tràng và đánh giá tổn thương nghi ngờ ung thư.

Phương pháp này gây khó chịu cho người bệnh, nên có khuyến cáo gây mê trước khi thực hiện nội soi.

Với người bệnh có kết quả bình thường thì có thể thực hiện nội soi tiếp theo đối với đại trực tràng trong khoảng 10 năm.

Nếu không áp dụng được phương pháp nội soi thì có thể dùng xét nghiệm phân. Nếu người bệnh bị ung thư trực tràng thì khi đi đại tiện thường gây chảy máu. Phương pháp tìm máu trong phân được xem là một phương pháp sàng lọc ung thư khá hiệu quả.

Tuy nhiên, trường hợp có máu trong phân có thể do bệnh trĩ gây ra. Cho nên người bệnh vẫn phải thực hiện nội soi đại trực tràng.

kham-sang-loc-cac-benh-ung-thu-nao-la-can-thiet
Phương pháp sàng lọc ung thư trực tràng là nội soi đại trực tràng.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ khoa học cần bao nhiêu thời gian?

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ. Nguyên nhân nghi ngờ bởi cơ thể nhiễm virus HPV.

Để phát hiện virus HPV trong cơ thể có thể dùng xét nghiệm làm phiến đồ âm đạo. Đây là phương pháp lấy sinh thiết ở cổ tử cung để xét nghiệm có tế bào ung thư hay không.

Về độ tuổi làm xét nghiệm sàng lọc. Đối với nữ từ 21-39 tuổi có thể làm xét nghiệm 3 năm 1 lần. Độ tuổi từ 30-65 thì 5 năm thực hiện xét nghiệm 1 lần.

Bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư rất nguy hiểm đối với phụ nữ, cho nên việc khám sàng lọc bệnh này là rất quan trọng.

kham-sang-loc-cac-benh-ung-thu-nao-la-can-thiet
Ung thư cổ tử cung nghi ngờ bởi cơ thể nhiễm virus HPV.

Khám sàng lọc bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi ngày càng gia tăng số ca mắc bởi do hút thuốc lá gây ra. Những người sử dụng thuốc lá trong một thời gian dài với số lượng nhiều rất cần được khám sàng lọc ung thư phổi.

Mặc dù nhiều người đã bỏ thuốc trong một thời gian khá dài nhưng vẫn cần phải khám.

Để khám tầm soát ung thư phổi, phương pháp được sử dụng chủ yếu đó là CT scan lồng ngực.

kham-sang-loc-cac-benh-ung-thu-nao-la-can-thiet
Ung thư phổi ngày càng gia tăng số ca mắc bởi do hút thuốc lá gây ra.

Khám sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến có nguy cơ và tỷ lệ mắc cao ở nam giới. Tuyến tiền liệt nằm ở phía sau dương vật và có thể gây ra các bệnh như phì đại tiền liệt tuyến hay ung thư tiền liệt tuyến.

Phuơng pháp áp dụng sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến là xét nghiệm PSA trong máu. Người bệnh có thể khám sàng lọc 1-2 năm 1 lần.

Chuyên gia y tế cho rằng, ung thư tuyến tiền liệt nếu tiến triển nhanh di căn xương nhanh thì rất khó sàng lọc.

kham-sang-loc-cac-benh-ung-thu-nao-la-can-thiet
Ung thư tiền liệt tuyến có nguy cơ và tỷ lệ mắc cao ở nam giới.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)