fbpx
0

Nhận biết đúng bệnh khi trẻ bị ho

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Nhận biết đúng bệnh khi trẻ bị ho là việc rất quan trọng bởi ho là một triệu chứng thường gặp và có nhiều dạng ho với những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, virus là nguyên nhân khiến trẻ bị ho phổ biến nhất. Tuy nhiên vẫn không loại trừ nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho, đặc biệt những triệu chứng ho kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Cho nên cha mẹ cần tìm hiểu các triệu chứng của trẻ để nhận biết đúng bệnh khi trẻ bị ho.

Nhận biết những bệnh lý gây ho ở trẻ

Trẻ bị ho có thể do bị cảm lạnh, hen suyễn, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… tuỳ theo mỗi bệnh lý mà trẻ có những đặc trưng ho khác nhau.

Đối với ho do cảm lạnh, trẻ bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, ngạt mũi, sổ mũi và ho. Đối với những trẻ bị ho do cảm lạnh, việc uống thuốc kháng sinh là không cần thiết. Trẻ bị ho có thể kéo dài từ 3-4 tuần. Trong thời gian này, trẻ cần đảm bảo uống đủ nước, nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp cần thiết thì hãy cho dùng paracetamol với liều dùng phù hợp.

cần tìm hiểu các triệu chứng của trẻ
Nguyên nhân gây ho có thể do virus.

Viêm tiểu phế quản cũng có thể gây ho cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi bởi nhiễm virus. Các triệu chứng ban đầu cũng giống như bị cảm lạnh. Nhưng sau 1-2 ngày, trẻ sẽ có vấn đề về đường thở như khó thở, thở nhanh, thở khò khè và đi kèm sốt và ho. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi bú mẹ sẽ ít hơn một nửa so với bình thường.

Cách điều trị đối với những trẻ ho do viêm tiểu phế quản là chia nhỏ các bữa ăn hay ăn thành nhiều bữa. Cũng có thể đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám, cần thiết có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ oxy cho trẻ. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu bắt bệnh nặng hơn từ ngày thứ 2-3 của bệnh, có thể kéo dài tới 9-10 ngày.

Ho do hen suyễn thường phát bởi cơ thể nhiễm virus. Giống như viêm tiểu phế quản, và thường gọi là hen khi trẻ đáp ứng với khí dung ventolin – một loại thuốc giãn phế quản.

Chẩn đoán trẻ bị hen hay không dựa trên những triệu chứng như thở khò khè, nặng ngực. Nhiều trường hợp trẻ thở nhanh hơn, co cơ sườn liên tục… Trẻ em cần được điều trị với thuốc giãn phế quản.

nhan-biet-dung-benh-khi-tre-bi-ho
Cha mẹ cần tìm hiểu các triệu chứng của trẻ để nhận biết đúng bệnh khi trẻ bị ho.

>>> Xem thêm: Các bộ phận quan trọng của cơ thể sợ nhất thực phẩm gì?
Trẻ bị ho do viêm thanh quản khi thường gây ra tiếng ho khan, thường ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây ho có thể do virus.

Không giống như hen suyễn và viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản không ảnh hưởng đến đường thở. Bệnh có các triệu chứng ban đầu như cảm lạnh, phù nề thanh quản, khí quản gây ra tiếng thở rít… Bệnh thường nặng vào ban đêm, triệu chứng nặng rõ rệt từ ngày thứ 2-3 của bệnh.

Điều trị cho trẻ ho do viêm thanh quản là uống đủ nước, các thuốc steroid đường ống có thể được sử dụng để làm giảm phù nề thanh quản. Nếu trẻ thấy khó thở, hoặc tình trạng xấy đi thì cần phải đưa đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất.

Ho gà cũng là một trong những bệnh lý gây ra ho ở trẻ em đối vói mọi lứa tuổi. Các triệu chứng ban đầu giống như cảm lạnh thông thường.

nhan-biet-dung-benh-khi-tre-bi-ho
Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tham khám.

Sau một tuần, ho chuyển thành từng cơn và có thể bị nôn sau khi ho. Ở trẻ sơ sinh, các cơn ho có thể khiến trẻ tái xanh mặt, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị ngừng thở. Trẻ em sơ sinh thuộc nhóm dễ mắc bệnh và cần phải được đưa đến bệnh viện vì có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não.

Nếu điều trị ho cho các trẻ bằng thuốc kháng sinh có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cơn ho có thể kéo dài đến 3 tháng.

Vêm phổi cũng chính là nguyên nhân gây ho ở trẻ em trên mọi lứa tuổi.  Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương do nhiễm virus hoặc vi khuẩn với những biểu hiện như: sốt, ho, khó thở, thở nhanh.
Trẻ có thể được điều trị tại nhà bằng kháng sinh đường uống, hoặc có thể phải nhập viện dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, và có thể thở oxy. Hầu hết  trẻ sẽ cải thiện sau 2-3 ngày, và hồi phục trong 10 ngày.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)