fbpx
0
thoái hóa xương khớp

Thoái Hóa Xương Khớp Và Những Thói Quen “Giết Chết” Xương Khớp

Viết bởi Đỗ Trọng 0 bình luận

Chủ đề: Thoái hóa xương khớp

Nói đến thoái hóa xương khớp, chắc nhiều người nghĩ rằng đây là một căn bệnh của tuổi già. Nhưng bạn hãy quên đi quan điểm đó, vì hiện tại bệnh này đang ngày một trẻ hóa. Theo thống kê, có đến 30% số người bi thoái hóa xương khớp nằm ở độ tuổi dưới 35. Tỷ lệ này đạt 60%  với người trên 65 và chiếm đến 85% khi con người bước qua ngưỡng 80. Tuy bệnh này không gây tử vong trực tiếp, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận động và chất lượng cuộc sống.

1. Tại sao xương khớp lại bị thoái hóa thậm chí ở người trẻ

Cơ thể con người luôn tồn tại 2 quá trình song song là xây dựng và phá hủy. Khi cơ thể còn trẻ, quá trình xây dụng mạnh hơn nên chúng ta thậm chí không cảm nhận được sự phá hủy. Đó cũng là lí do khi bị chấn thương, ở người trẻ phục hồi nhanh hơn người già. Nhưng khi ta dần tiến về tuổi già, quá trình xây dựng yếu đi. Sự phá hủy nhanh hơn.

thoái hóa xương khớp

Đối với xương khớp cũng vậy, theo thời gian chúng sẽ hao mòn và lão hóa. Sụn khớp hư dần, thoái hóa, xù xì khiến sự vận động trở nên khó khăn. Tình trạng nặng hơn, lớp sụn bị bào mòn đến nỗi không thể che phủ đầu xương. Lúc vận động, xương cọ xát vào nhau khiến người bệnh đau đớn vô cùng.

Quá trình lão hóa của cơ thể luôn diễn ra. Đối với các bộ phận bên ngoài răng, da, tóc ta có thể quan sát được. Nhưng xương khớp nằm bên trong nên chúng ta không thể quan sát được. Bệnh sẽ biểu hiện thông qua một số triệu chứng. Như: Nhói đau ở một số khớp khi vận động, đau nhức sau khi chạy bộ, đau lúc ngồi xổm, đứng dậy khó khăn,..

Tuy nhiên, khi chưa bước vào tuổi già, người ta thường phớt lờ những lời cảnh báo đó. Đến khi bệnh chuyển nặng, không chịu được nữa thì mới đi khám và bất ngờ vì còn trẻ nhưng lại bị thoái hóa xương khớp.

Hậu quả của bệnh này không chỉ gây đau đớn mà còn cản trở khả năng vận động. Thậm chí, nguy cơ mất khả năng vận động hoàn toàn.

2. Những thói quen xấu gây thoái hóa xương khớp

Bẻ khớp tay thường xuyên

Đây là một thói quen có hại xho xương khớp mà nhiều người mắc phải. Những tưởng hành động bẻ khớp, vặn lưng sẽ xua tan các cơn nhức mỏi. Nhưng sai lầm, thói quen này còn tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Khi chúng ta bẻ các khớp, hay xoay vặn sống lưng các khớp này phải hoạt động đột ngột. Vận động bát thường khiến lớp sụ dễ tổn thương, thậm chí phá hủy cấu trúc sụn hay cấu trúc dây chằng.

Thói quen kéo dài trong nhiề và nhiều năm khiến bạn bị thoái hóa xương khớp, biến dạng khớp, to khớp ngón tay hoặc nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm ở một số vị trí.

Ngồi một chỗ quá lâu

Đây là lí do vì sao dân văn phòng dễ mắc các bệnh như thoái hóa xương khớp. Việc ngồi hoặc đứng quá lâu khiến quá trình tuần máu xuống phần dưới cơ thể kém. Cơ mông và cơ hông dần dần kém linh hoạt. Thậm chí khiến xương mỏng, giòn, dễ gãy. Ngồi quá lâu cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về cột sống.

thoái hóa xương khớp

Tập luyện quá nhiều hoặc không đúng cách

Khi chúng ta vận động hay tập luyện, xương và cơ phải hoạt động liên tục. Đặc biệt là tập luyện ở cường độ cao thì hệ thống xương cơ đôi lúc còn phải làm việc quá sức. Máy móc dùng nhiều còn hư hỏng, khung xương của chúng ta cũng vậy. Khi chúng làm việc quá tải thì chúng sẽ yếu đi và đến giới hạn nào đó sẽ không thể giữ vững được cấu trúc vốn có.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh

Rất nhiều người không nhìn thấy được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với xương khớp. Nhưng thực tế, ăn uống không đúng cách còn làm tăng quá trình thoái hóa xương khớp. Việc nạp qúa nhiều đạm như thịt, muối, đường, nước có ga,… cũng phần nào ảnh hưởng đến xương khớp.

thoái hóa xương khớp

Chất nicotine trong thuốc lá làm hạn chế mức hấp thu dinh dưỡng ở đĩa đệm, cản trở dinh dưỡng đến các khớp xương. Thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, ảnh hưởng xấu đến cột sống.

3. Điều trị thoái hóa xương khớp bằng cách nào?

Điều chỉnh những thói quen có hại cho xương khớp là việc đầu tiên bạn nên làm. Hãy chú ý đến thói quen ăn uống, không ăn nhiều đạm hay ăn quá mặn. Thuốc lá có hại về mọi mặt, bạn nên nghĩ đến việc từ bỏ thì hơn.

Việc tập luyện quá sức hay ngồi ì một chỗ không vận động đều khiến bạn thoái hóa xương khớp. Do đó nên tập luyện nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày sẽ tốt hơn cho xương khớp và góp phần tăng sức đề kháng.

thoái hóa xương khớp

Khám sức khỏe định kì để theo dõi tình trạng của bạn thân. Quan tâm hơn đến sức khỏe không hề thừa thãi đâu nhé!

Tọa Cốt Hoàn Vương – Bài thuốc quý cho người đau nhức và thoái hóa xương khớp

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm thảo dược Tọa Cốt Hoàn Vương. Thay vì bạn từng nghe nhiều người nói hãy dùng cây thuốc này, cây thuốc kia để uống trị bệnh xương khớp. Bạn muốn, nhưng không có thời gian để sắc các loại cây thảo dược. Thì nay đã có Tọa Cốt Hoàn Vương. Là bài thuốc trị xương khớp nổi tiếng của nhà thuốc Đông y Vạn Xuân Đường.

thoái hóa xương khớp

Sản phẩm được bào chế thành dạng viên để tiện lợi cho bạn có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Đi kèm với lọ viên uống Tọa Cốt Hoàn Vương còn có thêm chai xịt Dịch Thấu Cốt. Dùng trong các trường hợp sưng đau các khớp hay chấn thương trong quá trình vận động. Kết hợp uống trong – thoa ngoài để mang lại hiệu quả toàn diện nhất.

Qua bài viết trên, SIEUTHISONGKHOE.COM muốn gửi đến bạn những thông tin nên biết về căn bệnh thoái hóa xương khớp. Hi vọng với những gọi ý của chúng tôi bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình điều trị xương khớp của mình. Mọi thắc mắc khác xin vui lòng liên hệ hotline 1900 2182 hay truy cập website SIEUTHISONGKHOE.COM để biết thêm chi tiết.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)