Những thực phẩm không nên hâm nóng trong lò vi sóng
Những thực phẩm không nên hâm nóng trong lò vi sóng
Trứng luộc
Do trứng có màng và vỏ mỏng, cho nên nếu hâm nóng một quả trứng đã luộc trong lò vi sóng sẽ khiến hơi nước tích tụ từ các phân tử gây ra sự tích tụ áp suất có thể dẫn đến nổ trứng trong lò vi sóng.
Trứng rất giàu chất dinh dướng, vitamin và hàm lượng canxi cao, nếu làm nóng với nhiệt độ cao của lò vi sóng, lòng đỏ của trứng có thể biến chất thành chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người ăn.
Ớt khô
Ớt khô, cay chứa hàm lượng capsaicin cao, rất dễ bay hơi và dễ cháy. Khi cho vào lò vi sóng để làm nóng sẽ rất dễ bắt lửa. Đặc biệt nếu mở cửa lò vi sóng sau khi làm nóng ớt, các chất có trong khói từ ớt phát ra có thể gây kích ứng, cay mắt và có thể bi bỏng khi tiếp xúc gần.
Nấm
Trong nấm chứa nhiều protein, axit amin và vitamin bổ ích, tuy nhiên nếu hâm nóng nấm, các thành phần protein trong nấm bị thay đổi, khi ăn thường gây đau bụng và đầy hơi.
Cần tây
Cần tây có thể bị biến chất và trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại. Bởi vì trong cần tây chứa nhiều nitrat, sau khi bị hâm nóng sẽ chuyển hoá thành nitrit – một chất có khả năng gây ra bệnh ung thư.
Nước
Quá trình làm nóng nước bằng lò vi sóng tưởng là cách đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Điện từ của lò vi sóng có thể làm cho nước quá nhiệt, các phân tử nước không ổn định sẽ làm bắn nước, sôi dữ dội và có thể gây nổ lò vi sóng.
Thịt gà
Thịt gà chứa một lượng lớn các chất protein, khi được hâm nóng, các protein này sẽ thay đổi và biến chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá con người.
>>>Xem thêm: Nên ăn trái cây trước hay sau bữa cơm?
Một số lưu ý khi sử dụng lò vi sóng
Không đặt trong phòng ngủ, phòng khách
Khi lò vi sóng hoạt động, bức xạ điện tử của lò sẽ phát ra và có thể gây hại đến sức khoẻ con người nếu đặt trong phòng ngủ hay phòng khách.
Nên đứng cách xa khi lò vi sóng đang hoạt động
Sau khi bật cho lò vi sóng hoạt động, nên cách lò vi sóng ít nhất 1 mét để tránh cơ thể tiếp nhận bức xạ quá mức gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
Nhiệt độ phù hợp để hâm nóng thực phẩm
Nếu hâm nóng thực phẩm với nhiệt độ quá cao khoảng trên 200 độ C có thể khiến các chất trong thực phẩm biến chất thành các chất gây ung thư. Ví dụ như các chất protein nếu bị hâm nóng ở nhiệt độ cao có thể tạo ra chất gây ung thư như amin dị vòng. Cho nên, nhiệt độ thích hợp để hâm nóng thức ăn được khuyến cáo là không cao quá 100 độ C.
Share bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.