fbpx
0
tam-bang-nuoc-nong-hay-nuoc-lanh-se-tot-cho-co-the

Tắm bằng nước nóng hay nước lạnh sẽ tốt cho cơ thể?

Viết bởi Kim Sa 0 bình luận

Tắm là hoạt động vệ sinh thường ngày của mỗi người, vừa làm sạch cơ thể đồng thời cũng là sự thả lỏng và thư giãn cơ thể. Tuy nhiên nhiệt độ nước tắm cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể. Việc tắm bằng nước nóng hay nước lạnh sẽ tốt cho sức khỏe cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tùy vào mục đích mà bạn nên chọn thời điểm tắm cũng như nhiệt độ nước khi tắm để đạt hiệu quả cao nhất. Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống, tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Vì thế, tốt nhất bạn nên tắm trước khi đi ngủ 2 tiếng; nếu chỉ có thể tắm ngay trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm đầu 5 phút để nhiệt độ cơ thể giảm lại như bình thường, như thế bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

tam-bang-nuoc-nong-hay-nuoc-lanh-se-tot-cho-co-the
Tùy vào mục đích mà bạn nên chọn thời điểm tắm cũng như nhiệt độ nước khi tắm.

Mặc dù có nhiều lợi ích riêng của nước nóng và nước lạnh nhưng việc quyết định xem phương pháp nào là tốt nhất cho sức khỏe còn phụ thuộc vào dạng cơ thể của bạn. Một người có nhiệt độ cơ thể quá nóng nên tắm nước có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể và ngược lại. Ngoài ra, nước nóng hay lạnh đều có thể có tác dụng chữa bệnh với những loại bệnh khác nhau, được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân với nhiều loại bệnh. Những bệnh nhân bị bệnh gan, khó tiêu, v.v… nên tắm nước lạnh trong khi đó những bệnh nhân mắc các bệnh chẳng hạn như các chứng rối loạn đường hô hấp, cảm lạnh, ho, đau khớp, viêm khớp,v.v… nên lựa chọn nước nóng.

Những lợi ích của tắm nước nóng

– Tắm nước nóng rất tốt cho việc làm sạch cơ thể vì nhiệt độ ấm hơn sẽ tiêu diệt được tất cả các loại vi trùng mà bạn tiếp xúc trong cả ngày. Nó cũng có ích trong việc duy trì thói vệ sinh cá nhân tốt hơn.
– Chúng vô cùng có ích trong việc giảm nhẹ bệnh cảm cúm và ho vì nước nóng và hơi nước sẽ làm sạch đường hô hấp và có tác dụng thông suốt mũi cũng như cổ họng.

tam-bang-nuoc-nong-hay-nuoc-lanh-se-tot-cho-co-the
Tắm nước nóng được cho là có thể giảm nhẹ căng thẳng và mệt mỏi.

– Nước nóng còn được biết là có khả năng đẩy lùi chứng mất ngủ và các chứng rối loạn về giấc ngủ, đồng thời giúp bạn dễ đến với giấc ngủ hơn.

– Tắm nước nóng được cho là có thể giảm nhẹ căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời giúp thư giãn các cơ bị đau nhức. Người ta còn chỉ ra rằng tắm nước nóng có thể tăng cường sự linh hoạt của các cơ, giúp bạn có một cơ thể dẻo dai.

– Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tắm nước nóng giảm bớt hàm lượng đường trong máu, đây là một điều tốt đối với những người bị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hàm lượng đường sẽ giảm bớt 13% nếu những người bị tiểu đường ngâm mình trong bồn nước nóng trong khoảng 20 – 30 phút trong 3 tuần.

>>>Xem thêm: Việc tắm khuya tiềm ẩn nguy hại gì? Cách khắc phục ra sao?

tam-bang-nuoc-nong-hay-nuoc-lanh-se-tot-cho-co-the
Tắm nước nóng giảm bớt hàm lượng đường trong máu.

Những lợi ích của việc tắm nước lạnh

– Tắm nước lạnh giúp bạn có một khởi đầu đầy động lực vào buổi sáng. Chúng cũng kích thích các đầu mút dây thần kinh và có ích trong việc loại bỏ sự lười biếng và cảm giác buồn ngủ.

– Trị liệu bằng cách tắm lạnh có thể tăng nồng độ beta-endorphin và noradrenaline trong máu và não, có tác dụng cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm. Nước nóng có khả năng đẩy lùi chứng mất ngủ và các chứng rối loạn về giấc ngủ.

– Nó có tác dụng cải thiện sức khỏe sinh sản ở nam giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tắm nước lạnh thúc đẩy sự sản sinh ra hoocmon testosteron, có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục.

– Tắm nước lạnh được cho là kích thích các mạch bạch huyết và hệ miễn dịch, có tác dụng tăng cường sự sản sinh các tế bào chống lây nhiễm, do vậy làm tăng sự miễn dịch. Hoạt động của phổi cải thiện rất nhiều khi tắm nước lạnh. Cảm giác khó thở mà bạn cảm nhận được khi đổ nước nóng qua đầu là lý do ẩn sau đặc tính này của nước lạnh. Bạn thường nín thở với mỗi cốc nước và từ từ thở ra, vì vậy nó tăng cường hoạt động của phổi.

tam-bang-nuoc-nong-hay-nuoc-lanh-se-tot-cho-co-the
Tắm nước lạnh giúp bạn có một khởi đầu đầy động lực vào buổi sáng.

Tắm nước nóng và nước lạnh đúng cách

Cả nước nóng và nước lạnh đều có lợi ích riêng của nó. Bạn có thể dựa vào tình trạng sức khoẻ của mình để điều chỉnh chế độ tắm cho bản thân. Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia để bạn có thể xây dựng 1 nếp sống khoẻ mạnh:

– Buổi sáng nên tắm nước lạnh, buổi tối tắm nên tắm nước nóng. Từ sau 23 giờ đặc biệt không nên tắm, nhất là vào mùa đông.

– Nước nóng vô cùng có ích trong việc giảm nhẹ bệnh cảm cúm và ho, vì hơi nước sẽ làm sạch đường hô hấp và có tác dụng thông mũi cũng như cổ họng, giảm stress, giảm sưng tấy và giảm đau đầu. Nếu bạn gặp khó khăn trong giấc ngủ, việc tắm nước nóng trước khi ngủ (tắm trước 23h) sẽ giúp tăng nhiệt độ cơ thể, thư giãn gân cốt, mang đến giấc ngủ ngon hơn.

tam-bang-nuoc-nong-hay-nuoc-lanh-se-tot-cho-co-the
Tắm bằng nước nóng hay nước lạnh đều có lợi ích riêng của nó.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nhiệt độ nước quá cao sẽ lấy đi chất dầu trên da, gây nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng thêm gánh nặng cho tim. Do đó, nhiệt độ tắm thích hợp nhất vào mùa đông là 24-29 độ C. Bạn nên sử dụng các loại máy nóng lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước khi tắm.

– Không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân vì có thể gây đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể.

– Tắm nước lạnh có tác dụng khiến tinh thần phấn chấn, kích thích các giác quan, cải thiện tóc và da cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, nếu bạn là nam và đang khó khăn trong việc có con, thì hãy thử tắm nước lạnh buổi sáng sớm. Nghiên cứu phát hiện sáng sớm tắm nước lạnh không những làm gia tăng bài tiết testosterone, còn tăng sản sinh tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai.

Dù có nhiều lợi ích riêng của nước nóng và nước lạnh nhưng chọn phương pháp nào là tốt nhất cho sức khỏe còn phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Người có nhiệt độ cơ thể quá nóng nên tắm nước có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể và ngược lại.

Bài cùng chuyên mục


Share bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline (24/7)


    1900 2182

    Gặp dược sĩ
    (6-22h)